Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Quý 4/2020 sẽ đảm bảo đủ nguồn cung lợn giống
Ngày 7/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đoàn công tác của Bộ đi kiểm tra việc thúc đẩy tái đàn, tăng đàn lợn trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, điểm mấu chốt hạt nhân phục vụ cho tái đàn là cùng với đàn lợn giống gốc vẫn giữ được và nhập khẩu bổ sung 120.000 con lợn cụ kị, ông bà. Đàn lợn nái có 2,8 triệu con.
Với lượng đàn như vậy sẽ cung cấp 11 triệu con lợn vào quý 4/2020 và đủ nguồn lợn giống cho nhân dân tái đàn, kịp thời đảm bảo được đàn lợn so với trước khi bị dịch tả lợn châu Phi.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, hầu hết các đàn lợn giống đều nằm trong khu vực chăn nuôi lớn, đơn vị này cần tập trung các nhóm giải pháp kỹ thuật để hệ số sinh sản đạt cao nhất, lợn giống không chỉ đủ về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng.
Các doanh nghiệp, trang trại lớn cần tìm cách đưa lợn giống tới các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ vì nếu chỉ bán lợn hậu bị thì giá sẽ cao, người dân khó mua để tái đàn. Ngoài ra, các đơn vị tín dụng cũng cần hỗ trợ vốn cho người chăn nuôi sau khi bị thiệt hại nặng bởi dịch bệnh, giúp người dân vừa có khả năng tái đàn vừa đảm bảo sinh kế.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi là yếu tố quyết định trong tái đàn và phải thực hiện song song với tổ chức nhân giống.
Hiện các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lớn thực hiện điều này khá tốt trong khi các nhóm quy mô nhỏ lẻ, nông hộ lại chưa được chú trọng, do đó, hệ thống thú y, khuyến nông... cần tăng cường tập huấn, hướng dẫn bà con.
“Cùng với việc tăng đàn, an toàn sinh học là biện pháp số một để vừa đủ sản lượng vừa đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Từ đó đáp ứng mục tiêu phát triển nhanh nhưng bền vững”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Nhận định về sản lượng thịt cung cấp ra thị trường vào cuối năm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, năm nay hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu 14,5 triệu tấn thực phẩm; trong đó, có 5,8 triệu tấn thịt các loại, còn lại là thủy sản. Riêng mặt hàng thịt lợn, quý 4 năm nay sẽ đạt số lượng bằng trước khi xảy ra dịch, khi đó sẽ trở về trạng thái cung cầu gặp nhau.
Tuy nhiên, giá cả sẽ do nhiều yếu tố quyết định như: giá lợn giống, giá thức ăn chăn nuôi và tạo một mặt bằng giá mới. Nhưng thị trường sẽ đạt được mức cân đối, hài hòa để người sản xuất vẫn có lãi và người tiêu dùng vẫn chấp nhận được, Bộ trưởng cho hay.
Sau khi bị dịch tả lợn châu Phi, ông Bùi Minh Họa, chủ trang trại lợn Đảo Bầu xã Mỹ Đức, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đã rút ra được kinh nghiệm và trang trại của ông đang thực hiện các giải pháp chăn nuôi an toàn theo 8 bước vệ sinh thú y và quy trình này cũng được áp dụng cho các bạn hàng mua lợn giống của ông.
Đến nay, trang trại lợn của ông Họa đã khôi phục gần như hoàn toàn đàn lợn so với trước khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra. So với thời điểm năm 2018 đàn lợn hiện nay của ông đã tăng gấp 3 lần.
Theo kế hoạch đến tháng 9/2020, trại của ông sẽ khai thác ổn định 750 nái, 4.500 con lợn sữa và lợn hậu bị; đến tháng 11, trại sẽ có 6.000 con lợn sữa và lợn hậu bị.
Ông Họa cũng cho biết, hiện tại mỗi tháng ông bán ra khoảng 200 lợn giống ông bà với mức giá 3 triệu đồng/con. Mức giá này, theo chủ trang trại là không cao vì đây là lợn giống ông bà theo tiêu chuẩn Mỹ và thị trường đang bán có giá cao gấp vài lần.
Từ nay đến cuối năm, dự kiến trang trại của ông Họa sẽ xuất bán được 500-600 lợn giống mỗi tháng, đủ cung cấp cho nhu cầu lợn giống trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết, Hải Phòng đã tiêu hủy gần 32.000 con lợn nái do bệnh dịch tả lợn châu Phi, chiếm trên 60% tổng đàn nái vì vậy việc cung cấp con giống để khôi phục sản xuất chăn nuôi sau dịch gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình và gia trại quy mô nhỏ còn chiếm tỷ lệ lớn với trên 70%; các cơ sở chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh phòng dịch, chăn nuôi an toàn sinh học, tiềm ẩn nhiều rủi ro tái phát dịch.
Đến tháng 6/2020, gần 2.200 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố đã tái đàn lợn với quy mô tái đàn trên 117.000 con. Tổng đàn lợn trên địa bàn thành phố tháng 6 đạt trên 114.300 con, tương đương 88,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Thành phố tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân đẩy mạnh tái đàn lợn nhưng phải đảm bảo an toàn./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhập khẩu thêm gần 2.500 con lợn để bổ sung nguồn cung thị trường và tái đàn
07:30' - 01/07/2020
Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đây là lô lợn nhập khẩu lớn nhất từ Thái Lan kể từ khi Việt Nam cho phép nhập khẩu lợn sống từ nước này.
-
Ngân hàng
Giải ngân gần 20 tỷ đồng cho hộ dân vay vốn tái đàn lợn
11:18' - 21/06/2020
Sau gần một tháng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay tái đàn lợn của UBND tỉnh Bình Định, người chăn nuôi tại huyện Hoài Ân - vựa nuôi lớn nhất miền Trung đã vay gần 20 tỷ đồng để tái đàn.
-
Kinh tế & Xã hội
Hỗ trợ người chăn nuôi vay vốn không lãi suất để tái đàn lợn
16:39' - 09/06/2020
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành chính sách hỗ trợ người chăn nuôi vay vốn tái đàn, ổn định phát triển chăn nuôi, khôi phục đàn lợn trên địa bàn tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào khai thác công trình điện mặt trời áp mái tại sân bay Tân Sơn Nhất
20:46'
Đây là công trình điện năng lượng tái tạo đầu tiên triển khai lắp đặt trong hệ thống sân bay Việt Nam và lớn nhất tại khu vực nội đô Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất và xuất khẩu cà phê vẫn gặp khó
20:26'
Hiện nay, giá cà phê tươi giao động từ 6,7-6,9 triệu đồng/tấn, giá cà phê nhân ở mức 32-32,5 triệu đồng/tấn khiến người trồng cà phê tiếp tục gặp khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 10 toàn cầu trong chuyển đổi giao thức internet IPv6
19:53'
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác IPv6 và công bố Chương trình IPv6 For Gov giai đoạn 2021- 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 21% diện tích gieo cấy vụ Đông Xuân 2020 - 2021 có nước
18:40'
Theo Tổng cục Thủy lợi, trong thời gian đợt 1, dòng chảy đã bảo đảm yêu cầu đẩy mặn và tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình vận hành lấy nước, đặc biệt là ở khu vực ảnh hưởng triều.
-
Kinh tế Việt Nam
Đến năm 2025 Tp. Hồ Chí Minh sẽ ngầm hóa 500 km lưới điện trung thế
18:14'
Ngày 15/1, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp viễn thông trên địa bàn thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm thành lập Hội đồng khoa học quốc gia đánh giá vaccine dịch tả lợn châu Phi
17:33'
Thứ trưởng Bộ NN PTNT cho biết, đến nay việc nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi đã làm những điểm tương đương cơ bản và có những kết quả thành công bước đầu tương đối khả quan và chắc chắn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực
17:16'
Năm 2021 Cục Xúc tiến thương hiệu sẽ tập trung lựa chọn và xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định RCEP: Cơ hội phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt ra thế giới
15:16'
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là cơ hội tốt để Việt Nam đầu tư phát triển và đẩy mạnh chuỗi giá nông sản ra khu vực và thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề ra 3 kịch bản tăng trưởng năm 2021
14:13'
Sáng 15/1, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội giao ban trực tuyến với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ.