Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Xây dựng đề án khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên
Đó là đại dịch COVID-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa; cháy rừng, tác động của biến đổi khí hậu gây bão lũ khiến trên 141.000 ha rừng bị thiệt hại; cạnh tranh thương mại toàn cầu quyết liệt, đặc biệt là những cảnh báo từ thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ như Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Trong bối cảnh đó, toàn ngành lâm nghiệp vẫn nỗ lực, quyết tâm và kết quả tương đối toàn diện ở mức cao.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, ngành lâm nghiệp tự hào với tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%, nhưng nhìn sâu thì 3 khu vực trọng điểm là Tây Bắc, Tây Nguyên, rừng ven biển vẫn chưa hoàn toàn yên tâm về an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, địa hình…
Bên cạnh đó, việc khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều chính sách nhưng chưa thỏa đáng; chính sách hỗ trợ còn bất cập nên chưa khuyến khích người dân, kể cả chủ hộ cá nhân hay đơn vị tham gia phục hồi, phát triển rừng.
“Ngành lâm nghiệp cần nhanh chóng rà soát, xây dựng đề án về khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên.”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp sớm hoàn thiện đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng phát động. Đồng thời, tổng kết 10 năm Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; hoàn thiện đề án Thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu, trên cơ sở bảo vệ bền vững môi trường rừng…
Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, năm 2021, ngành lâm nghiệp bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, ngành tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng tự nhiên; thực hiện rà soát chặt chẽ việc thực hiện các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác…
Ngành lâm nghiệp cũng nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích. Đồng thời, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
Ngành lâm nghiệp duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc 42%, nâng cao chất lượng rừng; giảm tối thiểu 10% về số vụ vi phạm và 20% diện tích rừng bị thiệt hại so với năm 2020. Ngành cũng đặt mục tiêu trồng rừng tập trung đạt 230.000 ha; khoanh nuôi tái sinh 150.000 ha/năm; trồng 200 triệu cây phân tán và giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 14 tỷ USD.
Theo ông Phạm Văn Điển, năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng cả nước đạt 42%. Nhưng ngành vẫn còn tồn tại những điểm nóng về phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép tại một số địa phương, nhất là khu vực Tây Nguyên vẫn diễn ra phức tạp, gây bức xúc trong dư luận và nhân dân.
Cả nước đã phát hiện 10.931 vụ vi phạm, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019, với tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 1.513ha, giảm 1.062 ha tương ứng với 41%.
Riêng thiệt hại do cháy rừng là 201 vụ, giảm 91 vụ so với 2019 với diện tích thiệt hại là 674 ha, giảm 1.323 ha so với năm 2019; thiệt hại do phá rừng 3.064 vụ với 839 ha.
Nguyên nhân của tình trạng phá rừng là lấy đất trồng rừng của một số người dân thiếu đất sản xuất, tình trạng di dân tự do vẫn còn diễn ra ở một số nơi; chuyển sang nông nghiệp, trồng cây công nghiệp; khai thác gỗ có giá trị thương mại cao tại một số khu rừng tự nhiên còn gỗ quý.
Trước tác động của dịch bệnh COVID-19, Tổng cục Lâm nghiệp đã luôn chủ động, thường xuyên phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lâm sản để nắm bắt tình hình. Từ đó, tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Cùng đó, ngành theo dõi và phối hợp hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện và xử lý các vụ tranh chấp thương mại quốc tế. Qua đó, giúp các doanh nghiệp giảm bớt được những khó khăn, khôi phục và ổn định sản xuất để duy trì tăng trưởng ngành.
Nhờ đó, giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2020 đạt khoảng 13,17 tỷ USD, vượt 5,4% kế hoạch năm 2020, tăng 16,4% so với năm 2019. Giá trị xuất siêu lâm sản đạt 10,5 tỷ USD, tăng gần 18%./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dập tắt đám cháy rừng ở thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
11:31' - 04/01/2021
Các lực lượng chức năng thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản khống chế và dập tắt được đám cháy rừng.
-
Kinh tế & Xã hội
1.100 người được huy động dập tắt đám cháy rừng trồng Sóc Sơn
10:33' - 03/01/2021
Huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã huy động khoảng 1.100 người dập tắt được đám cháy rừng vào lúc 4 giờ 15 phút sáng ngày 3/1.
-
Kinh tế & Xã hội
Kỷ luật nhiều cán bộ, đảng viên liên quan đến vụ phá rừng tại Phú Yên
15:45' - 29/12/2020
Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) đã thi hành kỷ luật đối với một tập thể và 12 cán bộ, đảng viên có liên quan đến tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn.
-
Pháp luật
Lâm Đồng chỉ đạo điều tra, xử lý vụ phá rừng theo kiểu “công nghệ” mới
14:31' - 29/12/2020
Tỉnh Lâm Đồng yêu cầu huyện Lâm Hà chỉ đạo tổ chức kiểm điểm làm rõ, xử lý trách nhiệm theo quy định đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Lâm nghiệp: Gia Lai cân nhắc về đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng làm sân golf
13:51' - 18/12/2020
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, Dự án sân golf Đắk Đoa khi xây dựng, đi vào hoạt động sẽ phải chuyển mục đích sử dụng 174,01 ha đất rừng làm mất đi vĩnh viễn thảm thực vật rừng lớn đã ổn định gần 50 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Vingroup khai trương Siêu quần thể nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí Phú Quốc United Center
20:00'
Ngày 21/04/2021, Tập đoàn Vingroup chính thức khai trương Siêu quần thể nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí hàng đầu Đông Nam Á - Phú Quốc United Center.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại Tp. Hồ Chí Minh
18:45'
Bên cạnh nhiều dự án hạ tầng trọng điểm được đầu tư hiệu quả, góp phần phát triển diện mạo đô thị Tp. Hồ Chí Minh thì cũng còn một số dự án triển khai gây lãng phí nguồn lực đất đai, nguồn vốn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN
18:25'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Indonesia.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường BOT Hòa Lạc-Hòa Bình bị lấn chiếm hành lang nghiêm trọng
12:39'
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản liên quan việc xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên tuyến đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
10:06'
Sáng 21/4/2021 (10/3 âm lịch), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021
-
Kinh tế Việt Nam
Nông sản Việt: Bài 3: Mỳ chũ Thuận Hương- không chỉ là món quà quê lên phố
08:17'
Một hợp tác xã quy mô nhỏ nhưng đã để lại ấn tượng đặc biệt là Hợp tác sản xuất kinh doanh truyền thống mỳ Trại Lâm Thuận Hương (làng nghề Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn).
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề ra 303 nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025
20:49' - 20/04/2021
UBND thành phố Hà Nội đã đề ra 303 nhiệm vụ trọng tâm thuộc 9 lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội gắn với 10 chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo giải toả ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
20:30' - 20/04/2021
Chiều 20/4, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp chống ùn ứ tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch lại một số chợ tại trung tâm Cần Thơ
20:03' - 20/04/2021
Ngày 20/4, UBND thành phố Cần Thơ có cuộc hợp với các sở, ngành, địa phương về việc di dời, quy hoạch lại một số chợ hiện đang còn “kẹt” tại trung tâm thành phố.