Cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh khí LPG còn phức tạp
Chiều ngày 23/11, tại Hà Nội, Vụ Thị trường trong nước đã phối hợp Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức Diễn đang Phát triển thị trường khí Việt Nam “Nút thắt, giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại Việt Nam”.
Diễn đàn là cơ hội để các doanh nghiệp thảo luận, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển thị trường khí, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm đang diễn ra, nhằm kiến tạo môi trường kinh doanh LPG minh bạch, ổn định và phát triển đồng bộ, hiệu quả trong tổng thể hệ thống năng lượng Việt Nam.
Theo Vụ Thị trường trong nước, thị trường LPG tại Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng cao trong giai đoạn gần đây (khoảng 10%) so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới và khu vực (khoảng 4%).
Nguồn cung LPG trong nước được cấp từ các nhà máy xử lý khí và nhà máy lọc dầu (Nhà máy xử lý khí Dinh Cố và Cà Mau; Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nhà máy Condesate Đông Phương).
Nguồn cung nhập khẩu LPG của Việt Nam chủ yếu từ các nước: Trung Quốc (chiếm 56%), Quata (chiếm 14%), Cô Oét (chiếm 14%), Thái Lan (chiếm 9%) và Arập Xêút (chiếm 7%).
Trong năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ LPG của Việt Nam đạt 2.303.980 tấn; trong đó, nguồn cung trong nước là 885.883 tấn (chiếm 38,5%), nhập khẩu đạt 1.418.097 tấn (chiếm 61,5%).
Trong 9 tháng năm 2020, sản lượng LPG tiêu thụ của Việt Nam đạt 1.717.881 tấn (tăng 3%) so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, nguồn cung nội địa đạt 549.948 tấn (chiếm 32%), nhập khẩu đạt 1.162.933 tấn (chiếm 68%).
Tuy nhiên, dự kiến 3 tháng cuối năm lượng LPG tiêu thụ sẽ tăng nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 9% so với năm 2019.
Đáng chú ý, thị trường bán lẻ LPG/LPG chai của Việt Nam vẫn giữ thị phần lớn và đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tham gia thị trường thông qua hình thức đầu tư gián tiếp, góp vốn tại các công ty phân phối, bán lẻ LPG.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, hoạt động kinh doanh LPG trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế như: chi phí kinh doanh, chi phí bán hàng còn cao so với giá thành sản phẩm.
Giá và cơ chế giá LPG trong nước phụ thuộc hoàn toàn sự biến động giá thế giới, thiếu tính linh hoạt và ổn định…
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như chiếm dụng chai LPG, chiết nạp lậu… vẫn còn diễn ra phức tạp và chưa có giải pháp căn cơ để xử lý triệt để. Hệ thống phân phối LPG, đặc biệt là LPG chai chưa được các doanh nghiệp coi trọng, xây dựng bài bản, thiếu sự gắn kết, nhỏ lẻ, hiệu quả chưa cao…
Thảo luận tại diễn đàn, các ý kiến cho rằng, chính sách phát triển hoạt động động kinh doanh LPG ngày càng được hoàn thiện, góp phần quan trọng trong việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy thị trường tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng.
Song các hành vi cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn diễn ra phức tạp và chưa có giải pháp căn cơ để xử lý triệt để.
Nêu rõ về vấn đề này, Phó chánh Văn phòng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) Nguyễn Kỳ Minh cho biết, tình trạng một số doanh nghiệp kinh doanh LPG chiếm dụng trái phép chai LPG của các doanh nghiệp có uy tín, trong đó có nhiều chai LPG chiếm dụng bị cắt tay xách, mài vỏ, không được kiểm định và đưa ra thị trường có chiều hướng phức tạp và tinh vi hơn, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn, rò rỉ gas, cháy nổ, đe dọa trực tiếp tới tài sản, tính mạng người sử dụng.
Các đối tượng sang chiết gas trái phép ngày càng sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn nhằm qua mặt lực lượng chức năng như: tận dụng bãi đỗ xe trống trải cách xa khu dân cư, các khu nhà trọ, bãi đất trống, để tiến hành sang chiết gas trực tiếp từ xe bồn chứa LPG vào bình gas loại 12 kg một cách nhanh chóng, tiện lợi thu gọn hiện trường hoặc sang chiết gas mini trái phép.
Trong năm 2020, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành 4.805 lượt kiểm tra, phát hiện 1.786 vụ việc vi phạm trong kinh doanh LPG, tịch thu 3225 chai LPG, LPG chai các loại, 1.395 chai LPG mini.
Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên là 3.548.296.000 triệu đồng; trị giá hàng hóa vi phạm là 450.309.000 đồng.
Ông Trần Minh Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam cho rằng, hoạt động kinh doanh LPG những năm qua vẫn có nhiều nút thắt lớn khi chuyển từ hình thức phân phối nhà nước sang cơ chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Thực trạng là các doanh nghiệp lớn đều muốn nâng cao quy mô để bảo đảm hiệu quả, trong khi các doanh nghiệp nhỏ muốn hạ điều kiện để tồn tại độc lập.
Từ nhiều năm qua, thị trường LPG chủ yếu cạnh tranh về giá, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng kinh doanh gas giả, gas lậu, trốn thuế... để có giá thấp, dẫn đến nhiều nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng.
“Hơn lúc nào hết, các cơ quan quản lý nhà nước cần ngồi lại với nhau để tìm ra các giải pháp hữu ích, vừa tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh LPG, vừa đủ chế tài để xử lý những doanh nghiệp làm ăn bát nháo, gây ảnh hưởng xấu đến thị trường LPG hiện nay”, ông Loan đề xuất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy cửa hàng gas, 5 người mắc kẹt
09:21' - 15/10/2020
Ngày 15/10, Công an huyện Đan Phượng (Hà Nội) cho biết đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy xảy ra tại cơ sở kinh doanh gas số 169 đường Phan Xích, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng (Hà Nội).
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Nổ bình gas tại phố Kim Mã, 2 người nhập viện
13:25' - 10/08/2020
Vụ nổ lớn đã khiến khung kính và cành cây trước nhà rơi trúng xe taxi đang lưu thông, may mắn chiếc xe chỉ bị thủng kính phía trước, còn lái xe thoát chết.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Tăng nhiều đôi tàu Hà Nội - Vinh dịp Tết Nguyên đán
18:43' - 15/01/2021
Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội sẽ tổ chức chạy tăng cường hàng chục đoàn tàu để kịp thời phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao trên tuyến Hà Nội - Vinh dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
-
Thị trường
Thẻ bóng chày in hình huyền thoại Mickey Mantle có giá bán kỷ lục
12:46' - 15/01/2021
Một chiếc thẻ sưu tầm in hình cầu thủ bóng chày Mickey Mantle của đội New York Yankees hồi năm 1952 đã được bán với 5,2 triệu USD, trở thành chiếc thẻ bóng chày đắt giá nhất mọi thời đại.
-
Thị trường
VinMart giảm giá "sốc" nhiều loại trái cây
10:36' - 15/01/2021
Từ ngày 15/1 – 17/1/2021, VinMart tổ chức "Lễ hội Vitamin C" với khuyến mại “giá sốc” dành cho hàng chục loại trái cây.
-
Thị trường
Giá bưởi da xanh xuống thấp
06:16' - 15/01/2021
Hiện giá bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang xuống thấp, chỉ còn từ 15.000-30.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất từ trước đến nay, khiến nhiều nhà vườn lo lắng.
-
Thị trường
Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục trong năm 2020
08:13' - 14/01/2021
Trong năm 2020, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và gia cầm của Hàn Quốc tăng 7,7%, nhờ nhu cầu ngày càng tăng đối với thực phẩm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
-
Thị trường
Tp. Hồ Chí Minh điều chỉnh giá bán thịt lợn
09:08' - 13/01/2021
Chương trình bình ổn thị trường của Tp Hồ Chí Minh đã điều chỉnh giá bán mặt hàng thịt lợn. Theo có, trong đợt điều chỉnh lần này có 8 chủng loại sản phẩm được tăng giá bán lẻ.
-
Thị trường
Anh: Chuỗi cung ứng hàng hóa cho vùng Bắc Ireland có thể sụp đổ trong vài ngày tới
06:41' - 13/01/2021
Ngày 11/1, giới chức Hiệp hội Vận tải đường bộ Vương quốc Anh (RHA) cảnh báo chuỗi cung ứng hàng hóa cho vùng Bắc Ireland có thể "sụp đổ" trong vài ngày tới.
-
Thị trường
Liên đoàn Lúa gạo Campuchia thúc đẩy xuất khẩu gạo hữu cơ năm 2021
20:03' - 12/01/2021
Theo Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF), nước này đã xuất khẩu 11.200 tấn gạo hữu cơ trong năm 2020, tăng nhẹ 1,2% so với năm 2019.
-
Thị trường
Số lượng người đi mua sắm tại các cửa hàng ở Anh sụt giảm
07:27' - 12/01/2021
Do lệnh phong tỏa, số lượng người mua sắm trên khắp nước Anh so với tuần trước đó đã giảm 35% tại các trung tâm mua sắm, giảm 26% tại các đại lộ và 21,3% tại các khu vực bán lẻ.