Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục ứng phó với biến đổi khí hậu
Chương trình xác định toàn diện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Chính phủ nhằm quán triệt và chỉ đạo các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị, hướng tới phát triển bền vững đất nước.
Chương trình hành động của Chính phủ được thực hiện đến năm 2025, làm căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kết luận số 56-KL/TW và Nghị quyết số 24-NQ/TW; tiếp tục thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và xây dựng, triển khai thực hiện một số kế hoạch, chương trình, đề án, dự án mở mới giai đoạn đến năm 2025.
Nhiệm vụ, giải pháp chung của Chương trình là nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về chủ động, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực và hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, tăng cường giám sát thực thi pháp luật trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đổi mới cơ chế tài chính, tăng chi ngân sách và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;...
Một số nhiệm vụ trọng tâm cấp bách mà Chương trình đưa ra gồm: Phổ biến, quán triệt quan điểm, nhận thức về đặt yêu cầu phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; coi môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, tập trung sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các luật về khí tượng thủy văn, tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, đa dạng sinh học...; rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành, nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc xây dựng luật về biến đổi khí hậu.
Rà soát, điều chỉnh các quy định xử lý vi phạm theo hướng nâng mức xử phạt, bảo đảm đủ sức răn đe đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước; quản lý, sử dụng đất; hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, đặc biệt là khai thác cát, sỏi; khai thác rừng trái phép trên phạm vi cả nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào phát triển bền vững ĐBSCL trước thách thức biến đổi khí hậu?
16:15' - 20/11/2020
Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nhiều thách thức bao gồm cả các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và những thảm họa thiên tai khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thay đổi sản xuất theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu
16:55' - 12/11/2020
Biến đổi khí hậu và dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường và khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, thành viên hợp tác xã, nhất là người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung, hoàn thiện quy hoạch các khu công nghiệp để thu hút đầu tư
07:39'
Bắc Giang tập trung hoàn thiện quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị thời kỳ 2021-2030 làm cơ sở để thu hút đầu tư; trong đó, xác định rõ các khu vực phát triển các khu, cụm công nghiệp, đô thị...
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp đề xuất Chính phủ hỗ trợ, đảm bảo duy trì sản xuất, kinh doanh
21:16' - 25/02/2021
Từ ngày 19-22/2/2021, Ban IV đã trao đổi nhanh với đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp các ngành sản xuất và logistics để nắm bắt những khó khăn các doanh nghiệp đang phải đối mặt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đồng ý đề xuất mua vaccine phòng COVID-19 của một số tỉnh thành
20:14' - 25/02/2021
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 31/TB-VPCP ngày 25/2/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý nhà nước và dân cư
19:39' - 25/02/2021
Chiều 25/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khai trương, đưa vào hoạt động hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập tổ kiểm tra cước, phụ thu vận chuyển container
19:38' - 25/02/2021
Theo thông tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, cục này vừa thành lập tổ công tác kiểm tra về giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh nghiệm nào để giải cứu nông sản trong vùng dịch?
18:23' - 25/02/2021
Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của dịch COVID dẫn đến nông sản ở các vùng dịch bị ùn ứ; trong đó nhiều nhất là của tỉnh Hải Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin về vaccine ngừa COVID-19
18:18' - 25/02/2021
Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Văn phòng Chính phủ và Bộ Y tế sớm trình Nghị quyết về vấn đề tiêm vaccine và các đối tượng được ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng nhiều công trình xã hội tại khu tái định cư sân bay Long Thành
16:05' - 25/02/2021
Các đơn vị thi công đã lần lượt khởi công xây dựng 3 công trình xã hội gồm 2 trường mầm non và 1 trụ sở UBND xã tại Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế, thương mại và năng lượng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
15:41' - 25/02/2021
Bộ Công Thương và bang West Virginia đặt ra mục tiêu xác lập khung khổ hợp tác toàn diện để thuận lợi hóa trao đổi thương mại và đầu tư về xuất nhập khẩu, thương mại, công nghiệp và năng lượng...