Chuyển đổi số: Xu hướng số hóa lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Năm 2020, hoạt động bán lẻ của các ngân hàng bị ảnh hưởng lớn do dịch COVID-19 khi đã kinh tế chậm tăng trưởng, doanh nghiệp gặp khó khăn, người dân từng bước thắt chặt chi tiêu.
Điều này thể hiện rõ qua các chỉ số như dư nợ tín dụng giảm, thu nhập ngân hàng giảm, thậm chí một số mảng kinh doanh của nhiều ngân hàng còn bị đình trệ. Tuy nhiên, dịch COVID-19 cũng đem lại cơ hội và động lực thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ cho ngành ngân hàng, phù hợp với xu hướng số hóa lĩnh vực tài chính, ngân hàng trên toàn thế giới.
Đó là thông tin tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2020, với chủ đề "Vai trò dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong việc thúc đẩy số hóa nền kinh tế thời kỳ hậu COVID-19" do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu quốc tế tại Việt Nam (IDG Vietnam) tổ chức tại Tp.Hồ Chí Minh ngày 26/11.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, dưới tác động của dịch COVID-19, các giao dịch ngân hàng trực tuyến trở nên quan trọng và có mức tăng đột biến.
Các ngân hàng và công ty công nghệ đã tập trung phát triển các ứng dụng mới trên nền tảng công nghệ số, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ hướng tới việc đáp ứng kịp thời nhu cầu thay đổi của khách hàng.
Số liệu của các ngân hàng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, số lượng khách hàng thực tế sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, đặc biệt là internet banking, mobile banking tăng rất cao so với cùng kỳ năm 2019, từ 1,4 đến 2,6 lần và chiếm trên 40% tổng số giao dịch. Cá biệt, có một vài ngân hàng có tỷ lệ cao chiếm trên 80% tổng số giao dịch.
Đặc biệt, trong thanh toán không dùng tiền mặt đã có sự dịch chuyển rất mạnh cơ cấu giao dịch. Theo số liệu của Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia (NAPAS), giao dịch chuyển mạch của khách hàng qua NAPAS từ chỗ chủ yếu là giao dịch rút tiền mặt từ ATM (chiếm gần 90% tổng số giao dịch) năm 2015 đã giảm xuống chỉ còn 26,6% trong năm 2020. Trong khi đó, số lượng giao dịch chuyển tiền nhanh 24/7 đã tăng từ chỗ chỉ chiếm 1,1% năm 2015 lên 66,6% số lượng giao dịch vào năm nay.
Giá trị giao dịch cũng dịch chuyển tương ứng với tỷ trọng tổng giá trị giao dịch rút tiền mặt qua ATM giảm từ 84,4% năm 2015 xuống chỉ còn 5,4% năm 2020; lượng giá trị giao dịch chuyển tiền nhanh 24/7 tăng 11 lần, từ 6,3% năm 2015 lến 93,5% năm 2020.
Đại dịch COVID-19 đã khiến hoạt động ngân hàng bán lẻ xuất hiện các xu hướng phát triển khá rõ rệt. Đó là việc các ngân hàng tập trung phát triển mảng bán lẻ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số, đi cùng với việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, chú trọng đáp ứng nhu cầu và trải nghiệm cho khách hàng theo hướng tăng cường cá nhân hóa, đa dạng hóa lựa chọn của khách hàng.
Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động và ngân hàng trực tuyến ngày càng phát triển với nhiều tiện ích mới mẻ, thuận tiện, nhanh chóng và ngày càng thân thiện để sử dụng hơn cho khách hàng.
Đằng sau đó là việc các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh đầu tư ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại như công nghệ phi tiếp xúc, ứng dụng sinh trắc học trong xác thực khách hàng, tích hợp các dịch vụ khác nhau trên cùng một ứng dụng, giao dịch từ xa, trợ lý ảo…
Đồng thời, các ngân hàng đều chú ý gia tăng các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và tài sản cho khách hàng trong các giao dịch trực tuyến.
Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa các ngân hàng và các công ty Fintech cũng được đẩy mạnh, giúp việc ứng dụng, phát triển và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ mới, hiện đại được nhanh hơn rất nhiều so với vài năm trước.
Ông Bryan Carroll, Giám đốc Khối Ngân hàng số Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cho rằng, nếu trước khi xảy ra đại dịch là thời gian các ngân hàng phải vật lộn tìm kiếm một hệ quy chiếu để xây dựng phát triển các sản phẩm dịch vụ số trước, rồi tiếp đến sẽ thực hiện chuyển đổi sau, thì chính sự có mặt của COVID-19 đã khiến ngành ngân hàng toàn cầu thấy rõ ràng hệ quy chiếu ấy.
Đại dịch COVID-19 toàn cầu dường như đã tạo ra cơ hội giới thiệu đến những người phản đối tương tác điện tử chuyển sang chấp nhận sử dụng các ứng dụng ngân hàng số như một thói quen bình thường mới.
“Tại MSB, chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các giao dịch ngân hàng trực tuyến và sự sụt giảm lớn lượng khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại quầy. Chúng tôi tin rằng, khi khách hàng nhận ra sự thuận tiện của việc giao dịch ngân hàng trực tuyến, họ sẽ ít muốn đến chi nhánh giao dịch hơn”, ông Bryan Carroll nói.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, trong năm 2020 và những năm tới, khi dịch COVID-19 được khống chế tốt hơn, nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi, ngành ngân hàng cần có sự bứt phá để góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tiến trình số hóa nền kinh tế.
Ông Vũ Viết Ngoạn, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, mặc dù ngành ngân hàng đang chịu nhiều thách thức bởi xu hướng công nghệ làm thay đổi phương thức giao tiếp, vai trò định vị của ngân hàng trong nền kinh tế, nhưng chắc chắn trong 10 năm tới ngân hàng vẫn đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế. Do đó, nếu không nhanh chóng chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng thì chiến lược chuyển đổi số của nền kinh tế cũng không thể thành công.
Vị chuyên gia này kỳ vọng trong thời gian tới, hệ thống chính sách, hạ tầng cứng và mềm phục vụ chuyển đổi số của hệ thống ngân hàng sẽ được quan tâm nhiều hơn nữa. Từ đó, tạo điều kiện xây dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh cho tiến trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng…
Tại diễn đàn, các chuyên gia, diễn giả cũng đề cập đến những ý tưởng, giải pháp đổi mới sáng tạo trong việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ mới, đa dạng của các ngân hàng, đón đầu và thúc đẩy làn sóng phục hồi và phát triển hậu COVID-19.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến an ninh, bảo mật thông tin trong các hệ thống trọng yếu và lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng được các chuyên gia tập trung thảo luận nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành diễn ra mạnh mẽ, bền vững hơn trong thời gian tới./.
>>OCB ra mắt ngân hàng số OCB OMNI 2.0, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
SeABank ra mắt ngân hàng số phiên bản dành riêng cho phái đẹp
09:26' - 20/10/2020
Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2020, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) chính thức ra mắt ứng dụng ngân hàng số SeAMobile phiên bản dành riêng cho Phái đẹp - SeALady.
-
Ngân hàng
OCB ra mắt ngân hàng số OCB OMNI 2.0, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng
10:34' - 15/10/2020
“Tối ưu trải nghiệm người dùng” là cách ông Nguyễn Thiện Tâm – Giám đốc Ngân hàng số của OCB nói về ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI phiên bản 2.0 chính thức ra mắt vào hôm nay 15/10.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng số không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ giao dịch trực tuyến
06:50' - 30/09/2020
Nếu trước kia, thanh toán online được mặc định chỉ dành cho giới trẻ thì sau giai đoạn giãn cách xã hội, lượng giao dịch online được ghi nhận có sự tăng vọt ở nhiều nhóm khách hàng.
-
Ngân hàng
Vietcombank chính thức ra mắt dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank
09:43' - 16/07/2020
Ngày 16/7, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức ra mắt dịch vụ Ngân hàng số hoàn toàn mới VCB Digibank.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Israel tuyên bố mua 30 tỷ USD nhằm ổn định tỷ giá hối đoái
08:10' - 15/01/2021
Trong năm 2020, BoI đã mua vào tổng cộng 21,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, nhưng vẫn không thể ngăn chặn đà tăng giá của đồng NIS.
-
Tài chính & Ngân hàng
Có thể chuyển vốn vào trước khi được cấp chứng nhận đầu tư?
07:00' - 14/01/2021
Trước khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,... nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển tiền từ nước ngoài hoặc từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc và Canada gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ
21:45' - 13/01/2021
Ngân hàng trưng ương Trung Quốc ngày 13/1 thông báo đã cùng ngân hàng trung ương Canada đã nhất trí gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 200 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 30,96 tỷ USD).
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK: Ngân hàng Hàn Quốc sẽ thắt chặt chính sách cho vay trong quý I/2020
18:44' - 13/01/2021
Theo BoK, trong quý I/2021, các ngân hàng trong nước sẽ thắt chặt các quy định cho vay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các hộ gia đình.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính Thái Lan lên kế hoạch phát tiền mặt cho người dân
08:21' - 13/01/2021
Bộ Tài chính Thái Lan được giao lên kế hoạch chi tiết của việc phát tiền mặt, có thể dưới hình thức phát 3.500 baht mỗi tháng trong vòng 2 tháng.
-
Tài chính & Ngân hàng
80% ngân hàng trung ương trên thế giới nghiên cứu phát triển tiền kỹ thuật số
11:10' - 12/01/2021
So với hệ thống thanh toán của ngân hàng truyền thống, tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương có tiềm năng giảm bớt hệ thống trung gian và cấp bậc trong quá trình thanh toán.
-
Tài chính & Ngân hàng
WB sẽ đầu tư hơn 5 tỷ USD để cải thiện cảnh quan ở các nước châu Phi
08:29' - 12/01/2021
Ngân hàng Thế giới (WB) đang xây dựng kế hoạch đầu tư hơn 5 tỷ USD trong 5 năm tới để giúp khôi phục cảnh quan đã bị suy thoái ở 11 quốc gia khô hạn thuộc châu Phi.
-
Tài chính & Ngân hàng
Một số ứng dụng cho vay tại Ấn Độ vi phạm chính sách của Google
20:29' - 11/01/2021
Ít nhất 10 ứng dụng cho vay của Ấn Độ trong kho ứng dụng Play Store của Google đã vi phạm các quy định mà tập đoàn này đặt ra về thời hạn thanh toán khoản vay nhằm bảo vệ người vay dễ bị tổn thương.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Trái phiếu chính phủ trị giá 44 tỷ USD sẽ đáo hạn trong năm nay
17:38' - 11/01/2021
Theo Bộ Tài chính Hàn Quốc, trái phiếu chính phủ trị giá 48,2 nghìn tỷ won, bao gồm nợ nhà nước và trái phiếu tính theo chỉ số lạm phát, dự kiến sẽ đến hạn thanh toán trong năm 2021.