Đại hội XIII của Đảng: Vận dụng hiệu quả chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phóng viên TTXVN tại Gia Lai đã có cuộc trao đổi với Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Hồ Văn Niên, về hiệu quả của các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi, qua đó góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.
Phóng viên: Xin ông đánh giá tổng quan những kết quả đạt được của các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi trên địa bàn tỉnh thời gian qua?
Bí thư Hồ Văn Niên: Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, tăng cường nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Có thể khẳng định rằng 118 chính sách dân tộc miền núi đã bao phủ hầu hết trên tất cả lĩnh vực kinh tế-xã hội. Chính vì vậy, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng lên, diện mạo các buôn làng, cơ sở hạ tầng giao thông, điện, đường, trường học, trạm y tế, thủy lợi… đổi thay theo hướng tích cực, so sánh với cách đây vài chục năm là một kỳ tích.
Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2015-2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Gia Lai đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện, nhờ đó đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, nổi bật là: Các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, góp phần làm cho tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ngày càng phát triển.
Cùng với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Trung ương, căn cứ vào tình hình thực tế và những đặc thù của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng, ban hành Chỉ thị số 12, ngày 13/2/2018 về xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là yếu tố, là nền tảng quan trọng tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, dân trí… đóng góp tích cực trong xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 97 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới.
Chất lượng giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được nâng lên. Đến nay, tất cả các xã, phường, thị trấn đều có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, các thôn, làng ở xa trung tâm xã đã có điểm trường. Đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh từng bước được nâng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng, cán bộ, giáo viên là người đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 14,28% (khoảng 2.576 người). Hầu hết người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh.
Công tác xóa đói, giảm nghèo được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm, năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 40,1%, đến năm 2020 giảm còn dưới 6,25%. Đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt, các thiết chế văn hóa ở cơ sở được đầu tư, nhiều thôn, làng, xã đã có nhà văn hóa. Bà con đồng bào dân tộc thiểu số đã tích cực thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; hạn chế được một số tiêu cực, thủ tục rườm rà; các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan ở trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, làng, buôn (bôn) của mình.
Những kết quả đạt được nêu trên tiếp tục khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thể hiện sự vận dụng hiệu quả của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc; sự nỗ lực của nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, điều đó cũng cho thấy niềm tin ngày càng vững chắc của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Phóng viên: Với những kết quả đó, địa phương có những kiến nghị, đề xuất gì với Đại hội về định hướng phát triển trong nhiệm kỳ tới, thưa ông?
Bí thư Hồ Văn Niên: Cùng với cả nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Gia Lai đang hướng về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với những kỳ vọng, tin tưởng son sắt vào Đảng; tin tưởng Đại hội sẽ thành công và sẽ là dấu mốc mới trên chặng đường đưa đất nước ta, dân tộc ta phát triển hùng cường, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong muốn.
Nhân dân tỉnh Gia Lai nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu trên địa bàn tỉnh nói riêng gửi gắm tâm tư, nguyện vọng tại Đại hội này, các đại biểu sẽ sáng suốt bầu ra các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng hành động, kỷ cương, liêm chính, thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; có đủ đức và tài thực sự, là tinh hoa, rường cột của đất nước; gia đình gương mẫu không suy thoái, tham nhũng. Đây là những vấn đề cốt tử để bồi đắp thêm niềm tin của Nhân dân với Đảng, chính là tài sản vô giá cho Đảng ta giữ vững vai trò lãnh đạo đất nước và trường tồn.
Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai mong muốn, kỳ vọng, cùng với Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục thảo luận, đưa ra quyết sách cho Tây nguyên và cho Gia Lai phát triển bền vững.
Từ tình hình thực tế ở địa phương, tỉnh Gia Lai kiến nghị với Trung ương một số vấn đề sau:
Một là, lấy tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị là xuyên suốt trong chủ trương, đường lối, chính sách nhằm phát huy lợi thế đất đai phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển năng lượng tái tạo. Phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, các điều kiện tự nhiên như rừng, thác, hồ, khí hậu ưu đãi, kết hợp kinh tế tổng hợp với phát triển du lịch.
Hai là, có ưu đãi về đất đai, thuế, vốn nhằm thu hút các doanh nghiệp thực sự có năng lực, có tâm, có tầm, chủ đạo, dẫn dắt tạo ra sức lan tỏa trong sản xuất và trong các chuỗi giá trị sản phẩm. Quan tâm hỗ trợ kịp thời các nguồn lực cho địa phương để triển khai Đề án của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Ba là, tiếp tục bảo vệ phát triển rừng tự nhiên, nhất là rừng phòng hộ, trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý, đảm bảo người dân thực sự được hưởng lợi từ rừng. Xây dựng hệ thống các hồ, đập, các công trình thủy lợi hợp lý để phục vụ sản xuất, đời sống.
Bốn là, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 19, Quốc lộ 25, mở rộng sân bay Pleiku cũng là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư và phát triển du lịch.
Năm là, tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nâng cao dân trí, thay đổi, nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên trong cuộc sống; từng bước xóa bỏ chính sách hỗ trợ trực tiếp bằng hiện vật nhằm khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Tập trung chỉ đạo quyết liệt giải quyết cơ bản vấn đề đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân và hoàn thành các mục tiêu khác mà nghị quyết của Đảng đề ra.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Doanh nghiệp tăng giá thu mua mía nguyên liệu tại Gia Lai
07:34' - 11/01/2021
Niên vụ 2020-2021, Nhà máy đường An Khê (trụ sở tại thị xã An Khê, Gia Lai) đã tăng mức giá thu mua mía nguyên liệu hơn 100.000 đồng/tấn so với vụ 2019-2020.
-
Hàng hoá
Niên vụ cà phê 2020: Gia Lai vừa mất mùa vừa thiếu nhân công
10:21' - 30/12/2020
Do ảnh hưởng mưa bão liên tiếp thời gian qua, diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai vừa thiệt hại vì mất mùa lại không có nhân công thu hái nên nông dân dân rơi vào cảnh khó khăn kép.
-
Kinh tế & Xã hội
Gia Lai mở đường cho bà con Đê Kôn đón Tết
18:56' - 26/12/2020
Những đợt mưa bão vừa qua đã làm tuyến đường đèo về thôn Đê Kôn, xã Hra, huyện Mang Yang (Gia Lai) sạt lở, vùi lấp hoàn toàn, khiến làng bị cô lập nhiều tháng qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đánh giá tác động dự án sân golf tại Gia Lai
12:55' - 25/12/2020
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vừa ký văn bản số 10769 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ NN PTNT đánh giá tác động môi trường của dự án sân golf Đăk Đoa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu gạo kỳ vọng sớm khởi sắc
11:27'
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và một số tổ chức quốc tế, nhu cầu gạo của thế giới trong năm 2021 sẽ tiếp tục tăng, cầu có thể vượt cung.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn thực hiện các dự án FDI hai tháng đầu năm tăng 2%
10:27'
Tính đến ngày 20/02/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,46 tỷ USD, bằng 84,4% so với cùng kỳ năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Y tế chuẩn bị kế hoạch tiêm chủng vaccine COVID-19
09:54'
Bộ Y tế đã có cuộc họp với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc về nội dung liên quan việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn lưu thông hàng hóa do dịch COVID-19
21:23' - 24/02/2021
Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1193/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc tháo gỡ khó khăn lưu thông hàng hóa do dịch COVID-19
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn về xây dựng Khu đô thị khoa học Quy Hòa
20:35' - 24/02/2021
Thủ tướng Chính phủ vừa trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về xây dựng Khu đô thị khoa học Quy Hòa, thành phố Quy Nhơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
20:21' - 24/02/2021
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ sung đợt 1 kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 99% diện tích đã có nước gieo cấy vụ Đông Xuân
18:37' - 24/02/2021
Tính đến 15h ngày 24/2, diện tích có nước gieo cấy vụ Đông Xuân trung bình toàn khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 515.836 ha, đạt 98,7% kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân khoảng 5-6%
17:22' - 24/02/2021
Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2021 ngành chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt khoảng 5-6%.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dịch vụ logistics Việt Nam dự kiến đạt tăng trưởng 15%-20% vào năm 2025
15:26' - 24/02/2021
Ngành logistics vốn được coi là xương sống của nền kinh tế, đồng hành với tất cả các lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, phân phối, lưu thông cho đến tiêu thụ.