EU đề xuất quy định giám sát các tập đoàn công nghệ lớn
Biểu tượng của Facebook và Google trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Các quy định được đưa ra trong Đạo luật Dịch vụ Số của EU sẽ không chỉ nhằm ngăn chặn những thông tin sai lệch hay những phát ngôn gây thù hận mà còn hạn chế các tập đoàn công nghệ Mỹ trong việc chiếm lĩnh các thị trường mới.
Nếu các ngân hàng lớn nhất thế giới quá lớn không thể để phá sản, lĩnh vực Internet có "những người gác cổng", những siêu sao kỹ thuật số có quyền lực lớn hơn nhiều chính phủ, đang rất cần các quy định riêng. EU cho rằng Google, Facebook, Apple và Amazon đang nắm giữ toàn bộ chìa khóa của thế giới số, với khả năng đặt ra các quy định riêng và loại bỏ các đối thủ tiềm năng ngay khi mới xuất hiện.
Để kết thúc tình trạng này, EU sẽ soạn thảo một loạt các điều được phép và không được phép đối với "những người gác cổng" này. Điều này có thể ngăn chặn việc một công ty như Google tự ưu tiên trong các kết quả tìm kiếm, hay Apple buộc các nhà phát triển ứng dụng sử dụng cửa hàng của mình trong thanh toán.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Margrethe Vestager, nói rằng, với "những người gác cổng" lớn nhất của thế giới, mọi thứ sẽ phải thay đổi, họ sẽ phải có trách nhiệm hơn.
Từ Twitter tới TikTok, tất cả các ứng dụng lớn đều phải cam kết thực hiện quy định của EU về thông tin sai lệch hay những phát ngôn gây thù ghét, nhưng việc tuân thủ quy định là tự nguyện.
Thực tế này sẽ thay đổi khi EU đề xuất các ứng dụng như YouTube hay Snapchat nếu bị phát hiện cho phép các nội dung khủng bố hay tội phạm lan truyền có thể sẽ bị một cơ quan mới của châu Âu phạt nặng.
Các tập đoàn công nghệ phát triển rất nhanh, trong khi các động thái thực thi luật cạnh tranh của EU lại rất chậm. Trong nhiều vụ kiện, chỉ sau gần một thập niên thực hiện các thủ tục, Google mới phải nộp hàng tỷ euro tiền phạt, khi nhiều nguyên đơn đã bị công cụ tìm kiếm này đánh bại.
Theo Đạo luật Dịch vụ Số, EU sẽ trao cho EC các quyền mới để thực thi luật cạnh tranh nhanh hơn, và cũng chấm dứt tình trạng thâu tóm ngay cả khi các bằng chứng chưa hoàn toàn rõ ràng.
Đề xuất mới cũng sẽ mở "hộp đen" về cách mà các tập đoàn công nghệ lựa chọn nội dung hiển thị và đối tượng hiển thị. "Hộp đen" thuật toán này trở thành mối lo ngại gia tăng, khi các chính phủ cho rằng các nền tảng các khuyến khích những định kiến, thổi phồng tin giật gân hay tin giả và gây thêm mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội.
Theo bà Vestager, một trong những mục tiêu chính của Đạo luật Dịch vụ Số là bảo vệ nền dân chủ, đảm bảo rằng các nền tảng minh bạch về cách thức thao tác các thuật toán.
Nhằm trực tiếp vào Amazon, Đạo luật Dịch vụ Số sẽ hạn chế cách mà các tập đoàn công nghệ sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp đang hoạt động trên các nền tảng của họ.
Khi có được những đặc quyền trong các giao dịch và sự tương tác, các nền tảng cần sử dụng thông tin đó để điều chỉnh các sản phẩm riêng, nắm bắt các thị trường mới một cách công bằng./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng châu Âu đang “dè chừng” các “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc?
21:37' - 22/11/2020
Theo AFP, nhiều ngân hàng châu Âu vẫn cảnh giác rằng những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, như Ant Group hay Tencent, có thể sớm trở thành đối thủ cạnh tranh chính của họ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung thay đổi như thế nào sau bầu cử Tổng thống Mỹ?
06:30' - 22/11/2020
Theo tờ Wall Street Journal phát hành tại Malaysia, ngăn chặn tiến bộ khoa học công nghệ đã trở thành một trong những nhận thức chung của cả đảng Dân chủ lẫn đảng Cộng hòa.
-
Xe & Công nghệ
Cựu CEO của Yahoo tái xuất thế giới công nghệ
18:15' - 19/11/2020
Cựu Giám đốc điều hành (CEO) Yahoo - bà Marissa Mayer đã tái xuất thế giới công nghệ với một ứng dụng mới dành cho các thiết bị di động.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Trung Quốc: 30 nhà sản xuất trò chơi trên thiết bị di động đạt doanh thu 2,16 tỷ USD
08:30' - 15/01/2021
Theo công ty phân tích dữ liệu ứng dụng di động Sensor Tower, doanh thu toàn cầu trong tháng 12/2020 của 30 nhà sản xuất trò chơi trên thiết bị di động hàng đầu của Trung Quốc đã đạt 2,16 tỷ USD.
-
Công nghệ
Yên Phong I, Bắc Ninh là khu công nghiệp đầu tiên có sóng 5G trên toàn quốc
17:39' - 14/01/2021
Ngày 14/1, Viettel chính thức khai trương mạng 5G tại khu công nghiệp Yên Phong I, tỉnh Bắc Ninh, trở thành nhà mạng đầu tiên phủ sóng 5G tại đây.
-
Công nghệ
EVN phấn đấu hoàn thành kế hoạch tổng thể chuyển đổi số vào năm 2020
16:34' - 14/01/2021
Năm 2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo “Kế hoạch tổng thể Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” với mục tiêu hoàn thành vào năm 2022.
-
Công nghệ
Hàn Quốc chi 114 triệu USD để phát triển chip trí tuệ nhân tạo
08:03' - 14/01/2021
Bộ Công nghệ Thông tin Hàn Quốc cho biết sẽ đầu tư 125,3 tỷ won (114,1 triệu USD) trong năm nay để hỗ trợ phát triển bộ vi xử lý thần kinh (NPU), tăng 75% so với năm ngoái.
-
Công nghệ
CES 2021: Samsung bước vào thị trường máy lọc nước gia dụng
19:43' - 13/01/2021
Samsung đã cho ra mắt máy lọc nước BESPOKE nổi bật bởi thiết kế tiết kiệm không gian và các tính năng sử dụng dễ dàng tại sự kiện truyền thông của mình tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 2021.
-
Công nghệ
Làm việc từ xa, lợi nhuận của Samsung Electronics vẫn tăng 26%
07:30' - 12/01/2021
Samsung (Hàn Quốc) cho biết lợi nhuận quý IV/2020 có thể tăng 26% trong bối cảnh việc làm việc từ xa do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã thúc đẩy doanh số bán chip và tấm màn hình.
-
Công nghệ
Việt Nam hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020
16:59' - 11/01/2021
Việt Nam đã hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Công nghệ
Hệ thống IT của Vùng lãnh thổ Bắc Australia ngừng hoạt động 3 tuần do tin tặc tấn công
16:03' - 11/01/2021
Hệ thống công nghệ thông tin (IT) của chính quyền Vùng lãnh thổ Bắc Australia đã ngừng hoạt động trong suốt 3 tuần do bị tin tặc tấn công.
-
Công nghệ
Công ty VinSmart được vinh danh thương hiệu xuất sắc nhất Tech Awards 2020
12:01' - 11/01/2021
Điện thoại Aris Pro và Live 4 của Công ty Vinsmart - Tập đoàn Vingroup được công nhận là Điện thoại dẫn đầu trào lưu công nghệ; Điện thoại phổ thông xuất sắc nhất và Sản phẩm công nghệ sáng tạo 2020.