Hà Nội: Giấc mơ đô thị vệ tinh sắp thành hiện thực?
Theo đồ án quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, thành phố Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh kết nối với trung tâm gồm: Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai, Hòa Lạc được liên kết với đô thị trung tâm bằng hệ thống giao thông vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với hệ thống giao thông vùng Thủ đô và quốc tế.
Trong 5 đô thị vệ tinh thì đô thị vệ tinh Hoà Lạc là đô thị lớn nhất. Đây là khu đô thị được quy hoạch là khu đô thị vệ tinh xanh, sạch, hiện đại đáng sống bậc nhất của Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Cùng với đại lộ Thăng Long khang trang, hiện đại nối đô thị trung tâm với khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc, hạ tầng giao thông, đô thị của khu đô thị vệ tinh này cũng đang được đẩy nhanh xây dựng cùng với sự thu hút đầu tư của Chính phủ hứa hẹn đây sẽ là nơi đáng sống.
Những đô thị vệ tinh đang dần thành hình trong "giấc mơ" của những người dân đô thị, nơi đang phải chịu áp lực "đất chật, người đông", không ít người đã chuẩn bị sẵn dự định trong tương lai "bỏ phố lên rừng" khi các khu đô thị vệ tinh hoàn thiện sẵn sàng đón cư dân mới.
Vợ chồng anh Nguyễn Quốc H. ở khu đô thị Linh Đàm cùng nhiều người khác đã theo làn sóng bất động sản đón đầu "đô thị vệ tinh" mua một lô đất hai mặt đường tại khu công nghệ cao Hòa Lạc từ mấy năm trước. "Có một quán cà phê ở khu đô thị Hòa Lạc là giấc mơ của chồng tôi nên anh ấy mua mảnh đất này từ sớm sợ sau này tăng giá sẽ không mua nổi. Chắc chắn sau khi về hưu vợ chồng tôi sẽ lên đây ở an hưởng tuổi già", chị Nguyễn Thu N. vợ anh H chia sẻ.
Xác định 5 đô thị vệ tinh là 5 trung tâm phát triển của Thủ đô trong tương lai thành phố cần nhanh chóng hoàn thành đầu tư đồng bộ mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Theo ông Vũ Hà, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, để sớm hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông cần phải hết sức linh hoạt trong cơ chế cũng như huy động nguồn vốn đầu tư.
Trước mắt, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của thành phố về phân công, phân cấp quản lý, cơ chế, chính sách trong quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông trên địa bàn. Trong đó đặc biệt nên chú trọng tăng cường phân cấp cho các quận, huyện có nguồn thu lớn, có năng lực về tổ chức quản lý để chủ động đầu tư nhằm giảm tải áp lực cho ngân sách thành phố.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các ban, ngành Trung ương, những năm qua, dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, quyết liệt của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố, Hà Nội đã phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, nổi bật nhất là gắn kết, huy động các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Nhiều công trình giao thông trọng điểm do thành phố thực hiện đã được hoàn thành, góp phần cải thiện, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, giảm ùn tắc giao thông hiệu quả.
Đặc biệt, Hà Nội đã chủ động đầu tư kết nối các tuyến đường do Trung ương xây dựng với đường địa phương, trong đó có các công trình giao thông khung kết nối đô thị trung tâm với 5 đô thị vệ tinh, những tỉnh thuộc Vùng Thủ đô như quốc lộ 1A, quốc lộ 3, quốc lộ 6, quốc lộ 21; quốc lộ 21B; trục Tây Thăng Long, Ngọc Hồi - Phú Xuyên, đường trục phía Nam; Vành đai 3,5; 4, 5; hệ thống cầu vượt sông: Tứ Liên; Hồng Hà, Mễ Sở, Ngọc Hồi… Nhiều công trình đã hoàn thành đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nơi tuyến đường đi qua, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kéo nông thôn về gần với thành thị.
Với vai trò của giao thông đối với phát triển kinh tế - xã hội, thành phố tập trung đầu tư ngân sách xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông khung; trong đó, ưu tiên các tuyến đường trục chính kết nối nhiều địa phương và Vùng Thủ đô, các trục đường sắt đô thị...; ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho các địa phương còn khó khăn; bố trí đủ vốn cho các dự án quy hoạch làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư.
Đồng thời, thành phố cần hoàn thiện mạng lưới bến xe khách, xe tải liên tỉnh khu vực Vành đai 4 để kết nối khu vực đô thị trung tâm với 5 đô thị vệ tinh cũng như nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Để tăng cường kết nối các khu đô thị và phòng ngừa nguy cơ ùn tắc giao thông, cùng với đầu tư cho đường bộ, Hà Nội cần có cơ chế hiệu quả thu hút đầu tư cho các tuyến đường sắt đô thị, nhất là với các tuyến kết nối với đô thị vệ tinh như số 5 đoạn Văn Cao - Hòa Lạc; số 3, đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai; thúc đẩy, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải triển khai tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi…/.
Tin liên quan
-
Tài chính
Trên 240 tỷ đồng cho hệ thống chiếu sáng thông minh ở Đà Lạt và Quốc lộ 20
12:27' - 26/11/2020
Lâm Đồng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng điều khiển thông minh tại thành phố Đà Lạt và Quốc lộ 20 với tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng.
-
Bất động sản
Tp. Hồ Chí Minh điều chỉnh quy hoạch nhiều dự án phát triển đô thị trọng điểm
11:42' - 26/11/2020
Thành phố Hồ Chí Minh chủ động điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch một số dự án phát triển đô thị trọng điểm, khu vực trung tâm để tăng tính khả thi, khai thác tối đa nguồn lực phát triển kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết nối đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ASEAN trị giá 1,7 tỷ USD
20:39' - 25/11/2020
Ngày hội Đổi mới sáng tạo Thủ đô đã ra mắt nền tảng hỗ trợ đầu tư mạo hiểm TREKKRS.ASIA và công bố kết nối đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ASEAN với tổng số vốn trị giá 1,7 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ các tập đoàn kinh tế trở thành trụ cột cho nền kinh tế
12:52' - 05/11/2020
Sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào khai thác công trình điện mặt trời áp mái tại sân bay Tân Sơn Nhất
20:46' - 15/01/2021
Đây là công trình điện năng lượng tái tạo đầu tiên triển khai lắp đặt trong hệ thống sân bay Việt Nam và lớn nhất tại khu vực nội đô Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất và xuất khẩu cà phê vẫn gặp khó
20:26' - 15/01/2021
Hiện nay, giá cà phê tươi giao động từ 6,7-6,9 triệu đồng/tấn, giá cà phê nhân ở mức 32-32,5 triệu đồng/tấn khiến người trồng cà phê tiếp tục gặp khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 10 toàn cầu trong chuyển đổi giao thức internet IPv6
19:53' - 15/01/2021
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác IPv6 và công bố Chương trình IPv6 For Gov giai đoạn 2021- 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 21% diện tích gieo cấy vụ Đông Xuân 2020 - 2021 có nước
18:40' - 15/01/2021
Theo Tổng cục Thủy lợi, trong thời gian đợt 1, dòng chảy đã bảo đảm yêu cầu đẩy mặn và tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình vận hành lấy nước, đặc biệt là ở khu vực ảnh hưởng triều.
-
Kinh tế Việt Nam
Đến năm 2025 Tp. Hồ Chí Minh sẽ ngầm hóa 500 km lưới điện trung thế
18:14' - 15/01/2021
Ngày 15/1, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp viễn thông trên địa bàn thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm thành lập Hội đồng khoa học quốc gia đánh giá vaccine dịch tả lợn châu Phi
17:33' - 15/01/2021
Thứ trưởng Bộ NN PTNT cho biết, đến nay việc nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi đã làm những điểm tương đương cơ bản và có những kết quả thành công bước đầu tương đối khả quan và chắc chắn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực
17:16' - 15/01/2021
Năm 2021 Cục Xúc tiến thương hiệu sẽ tập trung lựa chọn và xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định RCEP: Cơ hội phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt ra thế giới
15:16' - 15/01/2021
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là cơ hội tốt để Việt Nam đầu tư phát triển và đẩy mạnh chuỗi giá nông sản ra khu vực và thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề ra 3 kịch bản tăng trưởng năm 2021
14:13' - 15/01/2021
Sáng 15/1, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội giao ban trực tuyến với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ.