Hỗ trợ con giống thủy sản cho người nuôi sau mưa lũ miền Trung
*Khôi phục môi trường nuôi thủy sản
Theo thống kê tỉnh Quảng Trị có hơn 1.800 ha ao nuôi thủy sản bị ngập lụt, tôm cá nuôi bị nước lũ cuốn trôi mất trắng; cơ sở hạ tầng của nghề này cũng bị tàn phá nặng nề với tổng thiệt hại lên đến gần 700 tỷ đồng.
Giữa tháng 12/2020, phóng viên trở lại vùng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Trị, tập trung ở các xã vùng ven biển các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng.
Tại đây, dấu vết của những trận lũ lớn lịch sử đi qua vẫn còn hằn sâu trong từng ao nuôi thủy sản. Đó là các ao nuôi tôm, cá đều bị đất cát bồi lấp; bờ đê bao quanh ao bị sạt lở, nhiều chỗ bị vỡ toang; máy sục khí bị lũ nhấn chìm, cuốn trôi hư hỏng nằm chỏng chơ khắp các ao.
Hiện nay, người nuôi trồng thủy sản vẫn miệt mài đầu tư chi phí và công sức để cải tạo, sửa chữa lại ao nuôi và các thiết bị máy móc bị hư hỏng. Đồng thời, vệ sinh môi trường ao nuôi để khôi phục lại nghề vốn đã gắn bó với họ bao đời nay.
Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh có hơn 180 ha ao nuôi tôm, phần lớn gần cho thu hoạch thì bị nước lũ cuốn trôi hoàn toàn, thiệt hại đến hơn 70 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Trung, một trong những hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Sơn bị thiệt hại nặng do lũ lụt cho biết, các ao nuôi đều bị nước lũ nhấn chìm từ 0,5 - 1m nhiều lần nên gần như trở lên hoang tàn.
Sau khi lũ rút, người dân làm vệ sinh môi trường cho ao nuôi bằng vôi bột, hóa chất diệt khuẩn; cải tạo, tu sửa lại ao nuôi. Tuy nhiên, sự cố gắng của người dân cũng chỉ mới khắc phục được một phần thiệt hại. Bởi việc khôi phục ao nuôi cần nhiều công sức và chi phí, trong khi người dân hầu như đã trắng tay sau lũ chồng lũ.
Khu vực ven biển của huyện Gio Linh là vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Trị, tập trung ở các xã: Gio Mai, Trung Hải. Các đợt lũ lụt vừa qua đã làm trên 375 ha ao nuôi thủy sản, trong đó hơn 235 ha ao nuôi cá và 140 ha ao nuôi tôm bị ngập lụt mất trắng.
Theo ông Trần Văn Trà, một hộ có áo nuôi tôm tại xã Gio Mai, huyện Gio Linh, khó khăn nhất của người nuôi thủy sản bị thiệt hại do lũ lụt là ao nuôi bị đất cát vùi lấp nghiêm trọng khoảng từ 0,5 - 1 m.
Để nạo vét đất cát vùi lấp lòng ao phải tốn rất nhiều công sức và chi phí. Do vậy, rất mong nhà nước hỗ trợ sửa chữa lại ao nuôi, đồng thời khoanh nợ, giãn nợ ngân hàng để người dân có điều kiện tái sản xuất.
Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, đơn vị đã phân bổ 50 tấn hóa chất chlorinemin 65% do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ về các địa phương gồm: Vĩnh Linh 20 tấn, Triệu Phong 15 tấn, Gio Linh 10 tấn và thành phố Đông Hà 5 tấn, để tiến hành xử lý môi trường ao nuôi thủy sản sau các đợt lũ lụt vừa qua.
Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị cũng đã cử các cán bộ kỹ thuật, trực tiếp về cơ sở để hướng dẫn người dân biện pháp khôi phục ao nuôi thủy sản sau lũ lụt như: Xử lý môi trường, tổ chức phòng, chống dịch bệnh.
* Hỗ trợ con giống
Ngoài việc cải tạo và xử lý môi trường ao nuôi thì con giống cũng đang là nhu cầu cấp bách của người nuôi trồng thủy sản ở Quảng Trị, nhất là đối với những hộ nuôi cá nước ngọt.
Hiện nay, nguồn cá giống nước ngọt đang ở trong tình trạng "cung không đủ cầu". Nguyên nhân là do Trung tâm Giống thủy sản Quảng Trị, nơi cung ứng các loại giống thủy sản, nhất là giống cá nước ngọt lớn nhất tỉnh Quảng Trị, đã bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt vừa qua.
Nghiêm trọng nhất là Trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt Trúc Kinh thuộc Trung tâm Giống thủy sản Quảng Trị bị ngập lụt, nước lũ đã cuốn trôi toàn bộ đàn cá bố mẹ, cá hậu bị gồm các loại cá: trắm, mè, chép, trắm đen, rô đầu vuông, cá leo...
Dự kiến, Trung tâm Giống thủy sản Quảng Trị cần từ 1 – 2 năm để gây dựng lại đàn cá bố mẹ; do đó sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cá giống ở địa phương.
Các hộ nuôi cá nước ngọt ở Quảng Trị thường thả nuôi cá giống từ cuối tháng 10 âm lịch hàng năm. Năm nay, các trại sản xuất cá giống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng bị thiệt hại gần như hoàn toàn do lũ lụt, nên nguồn cung cá giống nước ngọt càng bị thiếu hụt.
Theo ông Trần Kim Quang, chủ cơ sở ươm nuôi cá giống ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng: Dự kiến khoảng sau tháng 1/2021 cơ sở mới có cá giống tự ươm nuôi được để cung cấp cho thị trường.
Hiện nay, để đáp ứng một phần nhu cầu cá giống của người dân, cơ sở nhập cá giống từ các tỉnh phía Nam với số lượng hạn chế. Cá giống nhập về Quảng Trị phải ươm nuôi trong ao từ 10 – 15 ngày để cá quen với điều kiện môi trường ở địa phương, sau đó mới cung cấp cho các hộ có nhu cầu thả nuôi.
Tỉnh Quảng Trị có hơn 3.450 ha ao nuôi thủy sản; trong đó, diện tích ao nuôi cá nước ngọt hơn 2.180 ha. Do đó, nhu cầu về cá giống để thả nuôi là rất lớn.
Nguồn cung cấp cá giống ở địa phương không có, người dân và các cơ sở sản xuất cá giống ở Quảng Trị buộc phải tìm mua cá giống từ nơi khác về, dẫn đến nguy cơ khó kiểm soát về chất lượng con giống và dịch bệnh.
Để khắc phục vấn đề này, chính quyền nhiều địa phương đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hộ nuôi thủy sản cách nhận biết con giống đảm bảo chất lượng, phương pháp vận chuyển đúng kỹ thuật, biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp để con giống đạt tỷ lệ sống cao nhất và phòng, chống dịch bệnh.
Ngoài việc hỗ trợ hóa chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã hỗ trợ tỉnh Quảng Trị 10 triệu tôm giống cùng 20 tấn thức ăn.
Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ cho Trung tâm Giống thủy sản Quảng Trị cá bố mẹ gồm: 150kg cá trắm, 100kg cá rô phi.
Theo đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, tỉnh đã kiến nghị với Tổng cục Thủy sản hỗ trợ thêm giống thủy sản để người dân sớm có điều kiện khôi phục sản xuất như các loại cá trê, trắm, mè, chép… với tổng số lượng gần 8,3 triệu con. Đối với tôm giống hỗ trợ tổng số lượng trên 277 triệu con.
Ngành thủy sản Quảng Trị khuyến cáo, người dân không nên quá vội vàng thả nuôi tôm cá, mà cần phải triển khai các biện pháp cải tạo, xử lý môi trường ao nuôi đúng kỹ thuật và thật kỹ. Đồng thời, lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng và chú trọng phòng, chống dịch bệnh để mang lại hiệu quả cao./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Làm gì để xuất khẩu nông lâm thủy sản cán đích 41 tỷ USD?
20:05' - 05/12/2020
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thương mại, mở cửa thị trường để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 41 tỷ USD trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp nông, thủy sản doanh nghiệp xuất khẩu
22:15' - 04/12/2020
Chương trình “Kết nối giao thương tại Việt Nam giữa các nhà cung cấp nông, thủy sản với các doanh nghiệp xuất khẩu và các tổ chức xúc tiến thương mại các tỉnh phía Nam năm 2020” diễn ra tại Cà Mau.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp thủy sản chủ động kiểm soát chất lượng khi xuất khẩu vào Trung Quốc
13:20' - 04/12/2020
Doanh nghiệp chủ động chuẩn bị, cung cấp kết quả thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19, kết quả thẩm tra lấy mẫu xác xuất xét nghiệm COVID-19 trước khi xuất khẩu khi được yêu cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại Tp. Hồ Chí Minh
18:45'
Bên cạnh nhiều dự án hạ tầng trọng điểm được đầu tư hiệu quả, góp phần phát triển diện mạo đô thị Tp. Hồ Chí Minh thì cũng còn một số dự án triển khai gây lãng phí nguồn lực đất đai, nguồn vốn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN
18:25'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Indonesia.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường BOT Hòa Lạc-Hòa Bình bị lấn chiếm hành lang nghiêm trọng
12:39'
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản liên quan việc xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên tuyến đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
10:06'
Sáng 21/4/2021 (10/3 âm lịch), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021
-
Kinh tế Việt Nam
Nông sản Việt: Bài 3: Mỳ chũ Thuận Hương- không chỉ là món quà quê lên phố
08:17'
Một hợp tác xã quy mô nhỏ nhưng đã để lại ấn tượng đặc biệt là Hợp tác sản xuất kinh doanh truyền thống mỳ Trại Lâm Thuận Hương (làng nghề Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn).
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề ra 303 nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025
20:49' - 20/04/2021
UBND thành phố Hà Nội đã đề ra 303 nhiệm vụ trọng tâm thuộc 9 lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội gắn với 10 chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo giải toả ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
20:30' - 20/04/2021
Chiều 20/4, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp chống ùn ứ tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch lại một số chợ tại trung tâm Cần Thơ
20:03' - 20/04/2021
Ngày 20/4, UBND thành phố Cần Thơ có cuộc hợp với các sở, ngành, địa phương về việc di dời, quy hoạch lại một số chợ hiện đang còn “kẹt” tại trung tâm thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ vướng mắc trong đàm phán hợp đồng 3 dự án PPP cao tốc Bắc Nam
19:44' - 20/04/2021
Bộ Giao thông Vận tải đàm phán với nhà đầu tư theo nguyên tắc: “trong quá trình triển khai dự án, nếu phát sinh trường hợp này, Bộ sẽ thống nhất báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.