Hội nghị Trung ương 2, khóa XIII: Sớm kiện toàn, sắp xếp các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ điều hành phiên khai mạc.
Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII bàn về: Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước; và một số vấn đề quan trọng khác.
Phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước vừa vui Xuân, đón Tết, mừng thành công rất tốt đẹp Đại hội XIII của Đảng và đang tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; phòng, chống đại dịch COVID-19,...; đồng thời khẩn trương chuẩn bị để tiến hành thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, Bộ Chính trị đã khẩn trương chỉ đạo việc hoàn chỉnh và công bố các văn kiện của Đại hội; chuẩn bị ban hành Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; chuẩn bị xây dựng các quy chế làm việc, cùng một số nội dung quan trọng khác. Bộ Chính trị cũng đã thông qua chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021; tiến hành phân công một bước các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; bước đầu bố trí và sắp xếp lại nhân sự một số cơ quan Trung ương; đồng thời tích cực chuẩn bị giới thiệu nhân sự thuộc diện Trung ương quản lý ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV...
*Xây dựng Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
Căn cứ vào Nghị quyết, các văn kiện Đại hội XIII của Đảng và xem xét ý kiến đề xuất của các ban, bộ, ngành, địa phương và của các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị chuẩn bị dự thảo Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương, xác định những nội dung, bước đi, định hướng của việc cụ thể hóa để chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội.
Với tinh thần tiếp tục đổi mới, cải tiến cách ban hành Nghị quyết, đi đôi với việc tăng cường chỉ đạo tổ chức và kiểm tra việc thực hiện, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương tập trung thảo luận, lựa chọn đưa vào Chương trình những vấn đề lớn, quan trọng và cần thiết nhất, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên; thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và 6 nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới mà Đại hội XIII đã xác định.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, cần ưu tiên cho những vấn đề bức xúc, khó khăn cần tháo gỡ, giải quyết; những khâu cần đột phá, các nhiệm vụ trọng yếu. Cụ thể là: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh; xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực; thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ, cải thiện môi trường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế...
* Sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Ngay sau Đại hội XIII của Đảng, Bộ Chính trị đã tiến hành phân công một bước các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chuẩn bị và giới thiệu các đồng chí Ủy viên Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV; đồng thời chỉ đạo các cấp ủy tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ ở cấp mình. Bộ Chính trị đã xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước ngay sau Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; thống nhất cao là cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu kịp thời triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Theo Quy chế làm việc, tại Hội nghị lần này, Bộ Chính trị trình Trung ương quyết định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo cao nhất của Nhà nước ta, đồng thời báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu, hoặc phê chuẩn theo thẩm quyền.
Vấn đề nhân sự, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cần quán triệt và thực hiện nhất quán Phương hướng công tác nhân sự do Đại hội toàn quốc của Đảng đã thông qua, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện, hài hòa của Đảng trên các lĩnh vực, địa bàn và tạo ra sức mạnh tổng hợp chung. Cố gắng xem xét một cách tổng thể, sắp xếp hợp lý nhất trong điều kiện có thể; căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ; cần chú trọng năng lực, sở trường, chuyên môn được đào tạo, kinh nghiệm công tác và chiều hướng phát triển; kết hợp yêu cầu trước mắt với bước chuẩn bị cho các khóa tiếp theo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển. Công tác nhân sự cần được tiến hành theo đúng các quy định của Đảng, quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, đúng với nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị; đồng thời phù hợp với các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Theo chương trình, Hội nghị làm việc đến ngày 9/3/2021./.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đường BOT Hòa Lạc-Hòa Bình bị lấn chiếm hành lang nghiêm trọng
12:39'
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản liên quan việc xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên tuyến đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
10:06'
Sáng 21/4/2021 (10/3 âm lịch), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021
-
Kinh tế Việt Nam
Nông sản Việt: Bài 3: Mỳ chũ Thuận Hương- không chỉ là món quà quê lên phố
08:17'
Một hợp tác xã quy mô nhỏ nhưng đã để lại ấn tượng đặc biệt là Hợp tác sản xuất kinh doanh truyền thống mỳ Trại Lâm Thuận Hương (làng nghề Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn).
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề ra 303 nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025
20:49' - 20/04/2021
UBND thành phố Hà Nội đã đề ra 303 nhiệm vụ trọng tâm thuộc 9 lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội gắn với 10 chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo giải toả ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
20:30' - 20/04/2021
Chiều 20/4, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp chống ùn ứ tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch lại một số chợ tại trung tâm Cần Thơ
20:03' - 20/04/2021
Ngày 20/4, UBND thành phố Cần Thơ có cuộc hợp với các sở, ngành, địa phương về việc di dời, quy hoạch lại một số chợ hiện đang còn “kẹt” tại trung tâm thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ vướng mắc trong đàm phán hợp đồng 3 dự án PPP cao tốc Bắc Nam
19:44' - 20/04/2021
Bộ Giao thông Vận tải đàm phán với nhà đầu tư theo nguyên tắc: “trong quá trình triển khai dự án, nếu phát sinh trường hợp này, Bộ sẽ thống nhất báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
19:21' - 20/04/2021
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các ngành chức năng tại cửa khẩu chủ động giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp theo thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát rủi ro trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu
17:48' - 20/04/2021
Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu từ 2-2,5 triệu m3 gỗ quy tròn là gỗ nhiệt đới, tương đương từ 40-50% trong tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu.