IHS Markit: Eurozone đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế mới
Kết quả thăm dò của công ty IHS Markit công bố ngày 22/1 cho thấy tình trạng suy giảm kinh tế trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 1/2021 đã nghiêm trọng hơn, khiến nguy cơ suy thoái mới gần như chắc chắn trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang tiếp tục ảnh hưởng tới nền kinh tế khu vực.
Chris Williamson, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của IHS Markit, cho biết: "Nguy cơ suy giảm hai con số trong khu vực Eurozone ngày càng khó tránh khỏi khi các biện pháp siết chặt nhằm chống dịch đang tiếp tục tác động đến các doanh nghiệp trong tháng 1".
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của IHS Markit đã giảm từ 49,1 điểm trong tháng 12/2020 xuống còn 47,5 điểm trong tháng 1/2021, thấp hơn nhiều mức 50 điểm để xác định một nền kinh tế tăng trưởng. Chỉ số PMI của IHS Markit được xem là một chỉ dẫn uy tín về "sức khỏe kinh tế".
Hoạt động sản xuất vẫn mạnh và chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất đạt 54,7 điểm, thấp hơn mức 55,2 điểm hồi tháng 12/2020.
Con số này trong thăm dò của hãng tin Reuters là 54,4 điểm. Tuy nhiên, chỉ số việc làm giảm từ 49,2 điểm xuống còn 48,9 điểm.
Thăm dò cho thấy các địa điểm vui chơi giải trí và khách sạn, nhà nghỉ buộc phải đóng cửa trên khắp châu lục, khiến lĩnh vực dịch vụ suy giảm mạnh, tuy nhiên lĩnh vực sản xuất vẫn tốt vì đa phần các nhà máy duy trì hoạt động.
Tuy nhiên, ông Williamson cho biết một điều đáng khích lệ là mức suy giảm không nghiêm trọng như trong làn sóng thứ nhất hồi mùa Xuân 2020, cho thấy khả năng chống chịu tương đối của lĩnh vực sản xuất, sự gia tăng của lượng cầu đối với hàng hóa xấu khẩu và các biện pháp phong tỏa đa bớt khắc nghiệt hơn năm ngoái.
Do hoạt động kinh tế vẫn tiếp tục giảm và các biện pháp chống dịch dự kiến được duy trì một thời gian nữa, các công ty trong lĩnh vực dịch vụ buộc phải cắt lỗ.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) đã giảm từ 48,6 điểm xuống 46,9 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020.
Điều này khiến các nhà hoạch định chính sách tại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thất vọng, phải giữ nguyên chính sách tiền tệ dù lạm phát thấp đã là một "cái gai" trong mắt ECB nhiều năm nay.
Chỉ số sản xuất tương lai giảm từ 64,5 điểm hồi tháng 12/2020 (gần cao nhất trong 3 năm) xuống còn 63,6 điểm.
Ông Williamson nhận định các chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 đại trà đã giúp duy trì lòng tin về triển vong kinh tế trong năm tới.
Kết quả thăm dò của hãng tin Reuters hồi đầu tuần cho thấy nền kinh tế của Eurozone dự báo tăng trưởng 0,6% trong quý I/2021 và sẽ trở lại mức tăng trưởng trước dịch trong 2 năm tới với hy vọng việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 đại trà sẽ giúp các nước trong khu vực trở lại trạng thái bình thường mới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Lạm phát cơ bản giảm mạnh nhất trong 10 năm
10:00' - 22/01/2021
Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC), lạm phát cơ bản của nước này trong tháng 12/2020 đã giảm 1% so với cùng kỳ năm trước và là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2010.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát cơ bản của Hong Kong (Trung Quốc) giảm xuống gần 0%
09:39' - 22/01/2021
Theo số liệu của Cục Thống kê Hong Kong (Trung Quốc), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2020 của Hong Kong giảm 0,7% (tính theo năm), tiếp nối đà giảm 0,2% của tháng 11/2020.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit: Gần 2.500 việc làm và 205 tỷ USD tài sản của Anh chuyển sang Pháp
07:55' - 20/01/2021
Việc Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) đã khiến gần 2.500 việc làm và khoảng 50 doanh nghiệp tại Anh chuyển số tài sản có trị giá ít nhất là 170 tỷ euro (205 tỷ USD) sang Pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ tin tưởng vào chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống J.Biden
12:29'
Kết quả một cuộc khảo sát của hãng Pew Research Center công bố ngày 24/2 cho biết đa số người dân Mỹ bày tỏ tin tưởng vào khả năng xử lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Joe Biden.
-
Kinh tế Thế giới
Australia thông qua luật yêu cầu công ty công nghệ trả phí cho nội dung tin tức
11:27'
Ngày 25/2, Quốc hội Australia đã thông qua Bộ quy tắc thương lượng truyền thông do chính phủ liên bang đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sỹ nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 từ 1/3
09:38'
Ngày 24/2, Chính phủ Thụy Sỹ xác nhận các kế hoạch dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 hiện nay, theo đó những hoạt động có nguy cơ lây nhiễm thấp sẽ được nối lại trước tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao các quốc gia mới nổi đối phó cú sốc kinh tế do COVID-19 tốt hơn?
06:30'
Các quốc gia mới nổi đã được trang bị tốt để vượt qua cú sốc về kinh tế do COVID-19 gây ra và sau khi tác động của những gói kích thích giảm dần, các nước phát triển sẽ rút ra bài học từ thực tế này.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc gia châu Âu đầu tiên sử dụng vaccine COVID-19 của Trung Quốc
19:18' - 24/02/2021
Ngày 24/2, Hungary đã trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu sử dụng vaccine ngừa COVID-19 Sinopharm do Trung Quốc sản xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Đức phê chuẩn 3 bộ xét nghiệm tại nhà
18:49' - 24/02/2021
Ngày 24/2, Viện Dược phẩm và trang thiết bị y tế liên bang Đức, cơ quan quản lý hoạt động mua bán và sử dụng dược phẩm của Đức, đã phê chuẩn 3 bộ xét nghiệm virus COVID-19 sử dụng tại nhà.
-
Kinh tế Thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) công bố “Dự toán ngân sách”
15:10' - 24/02/2021
Sáng 24/2, Cục trưởng Cục Tài chính Hong Kong (Trung Quốc) Trần Mậu Ba đã công bố “Dự toán ngân sách” mới nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có tân Bộ trưởng Nông nghiệp
14:48' - 24/02/2021
Tổng thống Joe Biden chọn ông Tom Vilsack, cựu Thống đốc bang Iowa dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, giữ cương vị Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ (USDA).
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN xem xét tính khả thi xây dựng chỉ số năng suất lao động khu vực
13:13' - 24/02/2021
Ban Thư ký ASEAN đang xem xét tính khả thi của việc xây dựng chỉ số năng suất lao động ASEAN.