Mỹ đầu tư 2 tỷ USD vào quỹ đầu tư quốc gia của Indonesia
Giám đốc điều hành IDFC Adam Boehler đã ký ý định thư nói trên trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Panjaitan trong chuyến thăm Mỹ nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Trong một tuyên bố, Bộ Điều phối Hàng hải và Đầu tư nhấn mạnh: “Trong khuôn khổ chương trình cải cách kinh tế, chính phủ Indonesia tiếp tục phát triển các lựa chọn về tài chính và đầu tư tư nhân vào các dự án chiến lược quốc gia và các ưu tiên khác. Sự hợp tác này sẽ tăng cường quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Indonesia.”
Chính phủ Indonesia hy vọng rằng khoản đầu tư của IDFC sẽ giúp thu hút các công ty Mỹ đầu tư vào Indonesia. Theo đó, IDFC sẽ hợp tác với các đối tác Nhật Bản, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Singapore để đầu tư vào SWF của Indonesia.
Chính phủ đặt mục tiêu công bố thành lập Cơ quan Đầu tư Indonesia vào tháng 1/2021 nhằm tăng cường thu hút đầu tư và hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Việc thành lập SWF đã được ghi trong Luật omnibus (đạo luật gồm nhiều nội dung) về tạo việc làm được Quốc hội thông qua hồi tháng Mười.
Trước đó hôm 17/11, hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho hay SWF sẽ cung cấp các quỹ chuyên biệt nhằm huy động 15 tỷ USD vốn đầu tư và tăng cường khả năng tiếp cận vốn toàn cầu của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Cấu trúc này đã được thông qua để thu hút các nhà đầu tư toàn cầu với nhiều lựa chọn khác nhau về độ rủi ro, lợi tức và thời gian đầu tư.
Hồi đầu tháng Mười, bà Sri Mulyani cho biết Chính phủ Indonesia đã chuẩn bị 75.000 tỷ rupiah (5,1 tỷ USD) vốn ban đầu cho SWF, trong đó có 30.000 tỷ rupiah tiền mặt và phần còn lại dưới dạng cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước (SOE) và các tài sản nhà nước khác.
Indonesia đã công bố kế hoạch thành lập SWF từ lâu trước khi Luật omnibus được thông qua. Tính đến nay, UAE và tập đoàn SoftBank của Nhật Bản đã bày tỏ quan tâm đầu tư vào quỹ này.
Trong khi chính phủ tỏ ra lạc quan về SWF, các chuyên gia lại cho rằng công tác quản lý quỹ sẽ đòi hỏi sự thận trọng nhằm ngăn chặn rủi ro đạo đức từng khiến quỹ đầu tư quốc gia 1Malaysia Development Berhad (1MDB) của Malaysia bị sa lầy.
Nhà kinh tế cao cấp Aviliani thuộc Viện Phát triển Kinh tế và Tài chính (Indef) khẳng định SWF có thể tăng cường lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Indonesia, vốn bị cản trở bởi sự không chắc chắn của các quy định. Tuy nhiên, quỹ cần được triển khai và giám sát cẩn trọng để tránh bất kỳ rủi ro nào./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Quỹ đầu tư PYN Elite Fund (Non-Ucits) giảm tỷ lệ sở hữu tại BSC
10:01' - 19/11/2020
Quỹ PYN Elite Fund (Non-Ucits) đã bán 171.680 cổ phiếu BSI
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn VVS 2020 hứa hẹn thu hút nhiều quỹ đầu tư quốc tế
09:58' - 17/11/2020
Đây là diễn đàn đối thoại thường niên giữa các quỹ đầu tư trong và ngoài nước với cơ quan tham mưu cho Chính phủ và cộng đồng start-up, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Quỹ đầu tư phát triển địa phương thành kênh huy động vốn quan trọng
18:42' - 12/11/2020
Quỹ đầu tư phát triển địa phương được đánh giá là tổ chức tài chính hoạt động có hiệu quả và đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Israel tuyên bố mua 30 tỷ USD nhằm ổn định tỷ giá hối đoái
08:10' - 15/01/2021
Trong năm 2020, BoI đã mua vào tổng cộng 21,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, nhưng vẫn không thể ngăn chặn đà tăng giá của đồng NIS.
-
Tài chính & Ngân hàng
Có thể chuyển vốn vào trước khi được cấp chứng nhận đầu tư?
07:00' - 14/01/2021
Trước khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,... nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển tiền từ nước ngoài hoặc từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc và Canada gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ
21:45' - 13/01/2021
Ngân hàng trưng ương Trung Quốc ngày 13/1 thông báo đã cùng ngân hàng trung ương Canada đã nhất trí gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 200 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 30,96 tỷ USD).
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK: Ngân hàng Hàn Quốc sẽ thắt chặt chính sách cho vay trong quý I/2020
18:44' - 13/01/2021
Theo BoK, trong quý I/2021, các ngân hàng trong nước sẽ thắt chặt các quy định cho vay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các hộ gia đình.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính Thái Lan lên kế hoạch phát tiền mặt cho người dân
08:21' - 13/01/2021
Bộ Tài chính Thái Lan được giao lên kế hoạch chi tiết của việc phát tiền mặt, có thể dưới hình thức phát 3.500 baht mỗi tháng trong vòng 2 tháng.
-
Tài chính & Ngân hàng
80% ngân hàng trung ương trên thế giới nghiên cứu phát triển tiền kỹ thuật số
11:10' - 12/01/2021
So với hệ thống thanh toán của ngân hàng truyền thống, tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương có tiềm năng giảm bớt hệ thống trung gian và cấp bậc trong quá trình thanh toán.
-
Tài chính & Ngân hàng
WB sẽ đầu tư hơn 5 tỷ USD để cải thiện cảnh quan ở các nước châu Phi
08:29' - 12/01/2021
Ngân hàng Thế giới (WB) đang xây dựng kế hoạch đầu tư hơn 5 tỷ USD trong 5 năm tới để giúp khôi phục cảnh quan đã bị suy thoái ở 11 quốc gia khô hạn thuộc châu Phi.
-
Tài chính & Ngân hàng
Một số ứng dụng cho vay tại Ấn Độ vi phạm chính sách của Google
20:29' - 11/01/2021
Ít nhất 10 ứng dụng cho vay của Ấn Độ trong kho ứng dụng Play Store của Google đã vi phạm các quy định mà tập đoàn này đặt ra về thời hạn thanh toán khoản vay nhằm bảo vệ người vay dễ bị tổn thương.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Trái phiếu chính phủ trị giá 44 tỷ USD sẽ đáo hạn trong năm nay
17:38' - 11/01/2021
Theo Bộ Tài chính Hàn Quốc, trái phiếu chính phủ trị giá 48,2 nghìn tỷ won, bao gồm nợ nhà nước và trái phiếu tính theo chỉ số lạm phát, dự kiến sẽ đến hạn thanh toán trong năm 2021.