Phát triển giao thông ở sân bay Tân Sơn Nhất – Bài 2: Dồn lực cho công trình cấp bách
Cụ thể là từ cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng đến chuyển vốn đầu tư các dự án, tập trung nguồn lực để đồng bộ hạ tầng giao thông với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
* Tạo cơ chế về giải phóng mặt bằng
Theo ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông), hiện nay có nhiều dự án bị chậm tiến độ, nguyên nhân là do tiến độ thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng chậm; chậm di dời công trình tiện ích; việc phối hợp chưa hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị; chậm trễ do chủ đầu tư.
Tại khu vực quanh sân bay Tân Sơn Nhất, có nhiều dự án gặp vướng mắc, tiêu biểu là dự án cải tạo đường Cộng Hòa từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long; dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám từ cổng Doanh trại quân đội (giáp sân bay) đến đường Cộng Hòa; dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa.
Theo UBND Tp. Hồ Chí Minh, hiện hai dự án cải tạo đường Cộng Hòa và mở rộng Hoàng Hoa Thám đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, đang chờ bồi thường giải phóng mặt bằng xong để thi thi công. Trong khi đó, dự án đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa, chủ đầu tư đang Ban Giao thông đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi, để đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách thành phố.
Ông Lương Minh Phúc cho biết, dự án đường Hoàng Hoa Thám dự kiến khởi công tháng 2/2020, nhưng cập nhật lại phải đến cuối năm mới có thể triển khai; trong khi dự án đường Cộng Hòa, từ hẻm 2 đến đường Thăng Long cũng gặp trường hợp tương tự). Nhìn thì dự án kéo dài, nhưng chủ đầu tư vẫn kiểm soát được thời gian xây lắp, chỉ khó về bàn giao mặt bằng.
Trong Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2030, Sở Giao thông Vận tải đề xuất rà soát, ban hành cơ chế chính sách, các thủ tục về đất đai liên quan đến bồi thường và giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu các quy định có liên quan theo Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 9/3/2020 của Chính phủ về việc cho phép áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn thành phố.
Trong đó, tập trung ban hành hệ số điều chỉnh giá vào tháng một hàng năm và hoàn chỉnh quy chế phối hợp tổ chức thực hiện bồi thường để đẩy nhanh việc bồi thường nhằm sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình, phát huy mục tiêu, hiệu quả đầu tư các dự án.
Theo Sở Giao thông Vận tải, những vướng mắc và khó khăn trong bồi thường giải phóng mặt bằng trở thành yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển các dự án hạ tầng giao thông. Do đó, cần quy hoạch chi tiết, xác định và công bố chỉ giới quy hoạch, nhằm bảo vệ quỹ đất dành cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Ưu tiên thực hiện trước bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án nhóm A thuộc danh mục ưu tiên đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch.
* Bắt kịp nhu cầu
Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa được HĐND Thành phố thông qua chủ trương đầu tư công vào tháng 12/2019. Đây là công trình trọng điểm nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông cho khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Dự án (sau khi điều chỉnh) có chiều dài 4,4 km với tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng, bao gồm chi phí xây lắp và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Tháng 2/2020, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Tp. Hồ Chí Minh nghiên cứu phương án xây đường nối không lấn vào đất quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã được phê duyệt. Trên cơ sở đó, Ban Giao thông thành phố (chủ đầu tư) hoàn thiện phương án ranh giới dự án đảm bảo nguyên tắc không lấn vào đất quy hoạch sân bay.
Vừa qua, UBND thành phố đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải về thống nhất quy mô đối với Dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, đồng bộ với tiến độ xây dựng Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Theo UBND Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với tiến độ dự kiến khoảng 37 tháng từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư.
Nhằm đẩy nhanh dự án đường nối đồng bộ với tiến độ xây nhà ga T3, UBND Thành phố kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải thống nhất quy mô, phương án ranh giới dự án. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan đơn vị trực thuộc phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh cùng triển khai dự án đảm bảo tiến độ.
Cuối tháng 5/2020, UBND Tp. Hồ Chí Minh cũng có văn bản kiến nghị Bộ Quốc phòng có ý kiến thống nhất phương án ranh dự án; trong đó, bàn giao cho Thành phố phần diện tích đất nằm ngoài ranh dự án khoảng 1.122 m2 để tổ chức giao thông thuận lợi, an toàn cũng như tái định cư tại chỗ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Trong Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông Vận tải đã xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí để xác định mức độ ưu tiên đầu tư đối với các dự án ngành giao thông, trên cơ sở quy hoạch, mô phỏng, dự báo tình hình giao thông.
Đây là cơ sở cho việc nghiên cứu, đề xuất chủ trương đầu tư nhằm lựa chọn những dự án trọng điểm, cấp bách phù với định hướng và mục tiêu phát triển – xã hội trên địa bàn giai đoạn 2020 – 2030. Từ đó, sẽ huy động các nguồn lực để đầu tư, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn tập trung, đạt hiệu quả, tránh dàn trải trong đầu tư.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm cho biết, để đầu tư hiệu quả, cần ưu tiên sử dụng vốn ngân sách để đầu tư các dự án mang tính cấp bách trong Đề án; trong đó, tập trung đầu tư các dự án như khép kín Vành đai 2, Vành đai 3; xây dựng các tuyến đường sắt đô thị (metro số 1, 2, 3B, 5); đường trên cao số 1 và số 5; các tuyến quốc lộ theo quy hoạch; các công trình hạ tầng giao thông kết nối khu vực Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước…
Ngoài ra, ngành giao thông Tp. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ khởi công một số dự án “vệ tinh” của khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trong năm 2021 như nâng cấp, mở rộng đường Trường Chinh (đoạn từ đường Cộng Hòa đến đường Âu Cơ) dài 903 m với tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng; nâng cấp, mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý (đoạn từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Cộng Hòa) dài 644 m, tổng mức đầu tư 96 tỷ đồng.
Những vướng mắc trong triển khai các dự án hạ tầng giao thông khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang được Tp. Hồ Chí Minh tích cực tháo gỡ, nhằm bắt kịp sự phát triển của Cảng hàng không này. Bởi nếu không được đầu tư đồng bộ, kịp thời, khu vực này sẽ có áp lực rất lớn khi Nhà ga T3 đưa vào khai thác./.
Xem thêm:
>>Phát triển giao thông ở sân bay Tân Sơn Nhất - Bài 1: Nhiều dự án chờ mặt bằng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục ngay việc xếp hàng chờ bay, bay lòng vòng tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất
18:29' - 08/07/2020
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu rà soát công tác điều phối slot bay tại 2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế & Xã hội
Lưu ý hành khách trong thời gian sửa sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất
06:32' - 04/07/2020
Từ 1/7, sân bay Nội Bài, Hà Nội và Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh đóng cửa 1 đường băng để sửa chữa. Trong thời gian thi công, hành khách được khuyến cáo đến sân bay sớm 2 tiếng trước giờ khởi hành.
-
Chuyển động DN
Những nhà thầu được chọn nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất
16:58' - 26/06/2020
Đã hoàn tất các thủ tục, xác định xong nhà thầu để khởi công xây dựng hai dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất vào cuối tháng 6/2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất rà soát nhu cầu bố trí vị trí đỗ tàu bay
12:10' - 15/06/2020
Nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu khai thác các chuyến bay nội địa tăng cao tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quá trình tìm kiếm nạn nhân tại Thủy điện Rào Trăng 3 phụ thuộc vào lưu tốc dòng chảy
20:05' - 08/03/2021
Giai đoạn 4 quá trình tìm kiếm thi thể 11 công nhân Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 đang mất tích phụ thuộc nhiều vào việc hoàn thành xây dựng đập dâng và lưu tốc dòng chảy trên sông.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỷ lệ đúng giờ các hãng hàng không Việt Nam đạt gần 96%
20:02' - 08/03/2021
Hai tháng đầu năm 2021, toàn ngành hàng không Việt Nam đã đạt tỷ lệ bay đúng giờ (OTP) là 95,6% bất chấp những diễn biến phức tạp về dịch bệnh COVID-19 tại một số địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh tập trung đầu tư hạ tầng giao thông kết nối liên vùng
18:16' - 08/03/2021
Tp. Hồ Chí Minh sẽ tập trung đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, cấp bách mang tính chất kết nối liên vùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm tra, xử lý việc buôn bán lợn bệnh, chết
18:01' - 08/03/2021
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, xử lý việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn nghi mắc bệnh...
-
Kinh tế Việt Nam
Cách sử dụng điện hiệu quả trong mùa nắng nóng
17:15' - 08/03/2021
Người dân khu vực miền Nam nên chủ động và có động thái tích cực trong tiêu dùng điện, nhất là vào các tháng bắt đầu nắng nóng như hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Trung ương 2, khóa XIII: Sớm kiện toàn, sắp xếp các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước
10:21' - 08/03/2021
Sáng 8/3, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
08:53' - 08/03/2021
Sáng 8/3, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiến độ các dự án đầu tư công bị chậm lại
19:08' - 07/03/2021
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 2 vừa qua có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trùng với đợt bùng phát dịch COVID-19 tại một số tỉnh, thành phố nên tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công bị chậm lại.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 840.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia
16:28' - 07/03/2021
Tính đến hết tháng 2/2021, gần 452.000 tài khoản đăng ký; hơn 34 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái và trên 840.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.