Phát triển kinh tế số để đẩy mạnh thương hiệu Việt
Nhằm đưa ra những giải pháp phát triển bền vững cho các ngành hàng tại Việt Nam, phát huy năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp, hoạch định những chiến lược phát triển thị trường và sản phẩm trong thời kỳ kinh tế khó khăn, ngày 5/11, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn "Đẩy mạnh chiến lược thị trường sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam thập kỷ 2020 - 2030".
Phát biểu tại diễn đàn, ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết, trong những năm tới đây nền kinh tế của Việt Nam và thế giới sẽ phải chịu tác động bởi các xu thế chính trị, già hoá dân số, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như hình thành và gia tăng tính kết nối khu vực hay chuyển dịch dữ liệu xuyên biên giới.
Không dừng lại ở đó, sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người dân.
Đặc biệt, kể từ đầu năm đến nay, dịch COVID-19 bùng phát đã tác động nặng nề lên nền kinh tế-xã hội của toàn thế giới; trong đó có Việt Nam và làm đứt gãy một số chuỗi cung ứng về cung ứng nguyên liệu đầu vào cũng như tiêu thụ đầu ra sản phẩm của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, diễn đàn với sự tham gia của gần 300 đại biểu đại diện cho các cơ quan trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp đã thảo luận những chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường mở, đặc biệt là sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh COVID-19.
Theo đó, những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được đánh giá sẽ chiếm ưu thế trong tương lai.
Chia sẻ tại diễn đàn, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Hiện nay, quy mô nền kinh tế số Việt Nam đứng hàng đầu Đông Nam Á và chỉ đứng sau Indonesia.
Hơn nữa, thương mại điện tử đang là cấu phần quan trọng của kinh tế số và dự báo tốc độ tăng trưởng trên 25%, tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tới.
Theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe trực tuyến… đang là xu hướng tiêu dùng công nghệ. Đây là cơ hội cho phát triển kinh tế số cũng như hướng đi tốt nhất với doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất cho các doanh nghiệp đó là nguồn nhân lực có kỹ năng số và dự đoán năm 2020 này Việt Nam vẫn thiếu khoảng 500.000 chuyên gia trong lĩnh vực dữ liệu.
Ông Vũ Xuân Trường, thành viên Hội đồng Khoa học (Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh) cho hay, hiện nay Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa; trong đó 90% là doanh nghiệp nhỏ.
“Nếu như trước đây các doanh nghiệp nhỏ còn phải lo toan chạy ăn từng bữa, chưa quan tâm đến tầm nhìn chiến lược thì khoảng 5 năm trở lại đây nhiều doanh nghiệp đã thay đổi tư duy, nhất là tư duy về thương hiệu”. Ông Vũ Xuân Trường khẳng định.
Để khẳng định vị thế, theo ông Vũ Xuân Trường doanh nghiệp phải coi thương hiệu là vũ khí cạnh tranh và đổi mới tư duy về lĩnh vực này.
Cùng với đó là thay đổi cách nhìn từ các lãnh đạo trong quản trị doanh nghiệp và coi mỗi nhân viên là một điểm tiếp xúc thương hiệu.
Tuy nhiên, việc đổi mới này cũng cần phải kết hợp cùng với những kế hoạch bài bản, bước đi cụ thể, vững chắc và truyền thông hiệu quả để phat huy thương hiệu Việt.Đại diện cho Công ty Tiki miền Bắc, ông Hoàng Quốc Quyền cho hay, mặc dù dịch COVID-19 kéo dài đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng từ truyền thống sang mua sắm online. Cùng với đó giao dịch giữa doanh nghiệp với các đối tác cũng chủ yếu qua phương thức trực tuyến.
Thế nhưng, đến thời điểm này thương mại điện tử vẫn chỉ khai thác chủ yếu ở thị trường thành thị và chiếm khoảng 20% dân số nhưng chiếm gần 90% doanh thu.
Hiện tại, thị trường nông thôn vẫn là mảnh đất màu mỡ với 80% dân số chưa tiếp cận với thương mại điện tử và chủ yếu vẫn sử dụng hàng giá rẻ, trôi nổi không nhãn mác, thương hiệu uy tín.
Ông Hoàng Quốc Quyền cho rằng, tới đây doanh nghiệp nên chú trọng khai thác thị trường tiềm năng này. Bởi, qua đó không những giúp những người dân nông thôn có cơ hội tiếp cận được nhiều hơn với những sản phẩm thương hiệu Việt giá rẻ mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu ngày càng vững mạnh hơn tại thị trường không quá nhiều áp lực cạnh tranh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thương hiệu quốc gia khẳng định giá trị doanh nghiệp
15:00' - 04/11/2020
Sau gần 17 năm phát triển, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã thu hút sự quan tâm đặc biệt và uy tín với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đường BOT Hòa Lạc-Hòa Bình bị lấn chiếm hành lang nghiêm trọng
12:39'
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản liên quan việc xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên tuyến đường BOT Hòa Lạc - Hòa Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
10:06'
Sáng 21/4/2021 (10/3 âm lịch), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021
-
Kinh tế Việt Nam
Nông sản Việt: Bài 3: Mỳ chũ Thuận Hương- không chỉ là món quà quê lên phố
08:17'
Một hợp tác xã quy mô nhỏ nhưng đã để lại ấn tượng đặc biệt là Hợp tác sản xuất kinh doanh truyền thống mỳ Trại Lâm Thuận Hương (làng nghề Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn).
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề ra 303 nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025
20:49' - 20/04/2021
UBND thành phố Hà Nội đã đề ra 303 nhiệm vụ trọng tâm thuộc 9 lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội gắn với 10 chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo giải toả ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
20:30' - 20/04/2021
Chiều 20/4, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp chống ùn ứ tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch lại một số chợ tại trung tâm Cần Thơ
20:03' - 20/04/2021
Ngày 20/4, UBND thành phố Cần Thơ có cuộc hợp với các sở, ngành, địa phương về việc di dời, quy hoạch lại một số chợ hiện đang còn “kẹt” tại trung tâm thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ vướng mắc trong đàm phán hợp đồng 3 dự án PPP cao tốc Bắc Nam
19:44' - 20/04/2021
Bộ Giao thông Vận tải đàm phán với nhà đầu tư theo nguyên tắc: “trong quá trình triển khai dự án, nếu phát sinh trường hợp này, Bộ sẽ thống nhất báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
19:21' - 20/04/2021
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các ngành chức năng tại cửa khẩu chủ động giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp theo thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát rủi ro trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu
17:48' - 20/04/2021
Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu từ 2-2,5 triệu m3 gỗ quy tròn là gỗ nhiệt đới, tương đương từ 40-50% trong tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu.