Phương Đông trở thành đầu tàu của tiến bộ và thịnh vượng
Việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, với các nước thành viên chiếm 30% GDP thế giới và quy tụ hơn 2 tỷ dân - được đánh giá là sự kiện lớn nhất trong năm khó khăn này.
Dmitry Mosyakov, nhà Đông phương học nổi tiếng, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương tại Viện Đông phương học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận định rằng vào thời điểm cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, các quốc gia ngày càng đóng cửa chặt hơn và tập trung vào vấn đề khôi phục nền kinh tế quốc gia, việc các nước Đông Nam Á, Đông Á, Australia và New Zealand ký kết một thỏa thuận như vậy là rất có ý nghĩa.
*Kết quả được chờ đợi từ lâu
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến giữa các tổ chức khoa học mang tên “Đông Nam Á và Khu vực Nam Thái Bình Dương: Các vấn đề thực tiễn trong phát triển”, ông Dmitry Mosyakov cho biết quá trình đàm phán RCEP kéo dài 8 năm, đã có rất nhiều người hoài nghi, không tin vào việc ký kết văn bản này, nhưng nó đã diễn ra và hiệp định đang chờ tất cả 15 quốc gia thành viên phê chuẩn.
Tác động từ việc hiệp định có hiệu lực cũng sẽ không được cảm nhận ngay lập tức, bởi thời hạn hoàn thành quá trình cắt giảm thuế quan lên tới 20 đến 25 năm, trừ Singapore. Hơn nữa, nghĩa vụ cắt giảm bảo hộ thuế quan tiếp tục quy định các trường hợp miễn trừ, ví dụ, đối với ngư nghiệp và nông nghiệp ở Nhật Bản.
Nhưng so với các hiệp định thương mại tự do trước đây, ràng buộc các bên tham gia trên cơ sở song phương hoặc đa phương, RCEP bao gồm các lĩnh vực mới, chẳng hạn như các vấn đề về quy định thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...
*Dự án Ấn Độ-Thái Bình Dương
Song song với RCEP, một dự án mở rộng khác đang được phát triển trong không gian châu Á-Thái Bình Dương, Giáo sư Mosyakov lưu ý đến dự án Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương (ITR) do Mỹ xúc tiến, chủ yếu hướng về chính trị-quân sự, nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc, dựa trên sự hợp tác giữa Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản.
Không phải ngẫu nhiên mà ranh giới của dự án ITR được vạch ra theo ranh giới trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ. Hai ngày sau khi ký kết hiệp định RCEP, các cuộc đàm phán Australia-Nhật Bản diễn ra tại Nhật Bản, trong đó hai nước đã thống nhất về hợp tác quân sự-chính trị.
Lần đầu tiên, thỏa thuận đề cập đến sự tham gia tích cực của các lực lượng vũ trang Nhật Bản trong các cuộc diễn tập chung, tuần tra, huấn luyện,... Như vậy, Tokyo và Canberra xác nhận cam kết của họ về ý tưởng tạo ra ITR.
Trong khi đó, Ấn Độ, cùng với Mỹ, tiến hành 4 loại hình diễn tập khác nhau. Nhìn chung, New Delhi ngày càng có xu hướng hình thành các liên minh chính trị và kinh tế với Washington.
Có thể việc Ấn Độ từ chối tham gia RCEP cũng liên quan đến điều này, mặc dù sau một thời gian dài do dự, Ấn Độ đã giải thích họ không muốn tham gia vào thương vụ liên kết mới, do lo ngại tình trạng tràn ngập thị trường với hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc sẽ làm tổn hại đến ngành công nghiệp địa phương.
*Sự nổi bật của Đông và Đông Nam Á
Ông Mosyakov cho rằng ngày nay, Đông Á và Đông Nam Á nổi bật so với các khu vực khác. Đây là khu vực có tinh thần tích cực, xây dựng chính sách của mình dựa vào khuôn khổ quá trình toàn cầu hóa, thương mại mở, giao lưu hàng hóa sâu rộng, vốn và con người, và cũng là khu vực tin tưởng vào các giá trị phổ quát, vào khả năng giải quyết hầu hết các xung đột giữa các quốc gia thông qua thỏa thuận và các quốc gia đang kiên trì tìm kiếm thỏa hiệp này.
Đông Á và Đông Nam Á không chỉ biến thành trung tâm kinh tế-tài chính, mà còn trở thành niềm hy vọng của thế giới.
Các nước trong khu vực có rất nhiều vấn đề với nhau và với Trung Quốc, nhưng họ có ý chí, kiên nhẫn và mong muốn rõ ràng để giải quyết những vấn đề này một cách hòa bình. Nếu không khép lại những xung đột và bất bình, các nước sẽ không đạt được hòa bình ổn định và thịnh vượng. Đông và Đông Nam Á cho thấy nên thực hiện điều này.
Theo ông Mosyakov, dường như phương Tây không còn là đầu tàu dẫn đầu sự phát triển và thịnh vượng nữa mà hòa bình và an ninh trên hành tinh xanh sẽ phụ thuộc vào cách các sự kiện ở Đông và Đông Nam Á sẽ phát triển như thế nào./.
- Từ khóa :
- rcep
- đại dịch covid 19
- ấn độ thái bình dương
- đông nam á
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp chủ động trang bị kiến thức để đón bắt cơ hội từ Hiệp định RCEP
17:01' - 20/11/2020
Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) vừa được ký kết trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ lo ngại bị "thụt lùi" sau khi châu Á hình thành RCEP
12:52' - 17/11/2020
Phòng Thương mại Mỹ bày tỏ lo ngại nước này đang thụt lùi sau khi 15 nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ký kết Hiệp định RCEP, hình thành nên khối thương mại tự do lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu Hiệp định Thương mại RCEP và CPTPP
11:24' - 17/11/2020
Hiện có 2 cơ chế có thể trở thành thiết kế cho mô hình hợp tác của toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đó là Hiệp định RCEP và CPTPP.
-
Kinh tế Thế giới
Đức đánh giá RCEP là "hồi chuông cảnh tỉnh" đối với EU
21:46' - 16/11/2020
Chính trị gia người Đức nhấn mạnh việc hoàn tất RCEP ở châu Á tạo ra một trung tâm quyền lực thương mại mới không có châu Âu và Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
RCEP sẽ tăng cường liên kết chuỗi cung ứng tại châu Á-Thái Bình Dương
20:23' - 16/11/2020
Liên đoàn các nhà sản xuất Malaysia (FMM) bày tỏ tin tưởng rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ giúp tăng đáng kể khả năng tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp Malaysia...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam vươn lên trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn ở châu Á
06:00'
Việt Nam đã vượt qua một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc... để trở thành điểm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hấp dẫn ở châu Á.
-
Kinh tế Thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) có thể thâm hụt ngân sách kỷ lục trong tài khóa 2020-2021
15:40' - 15/01/2021
Hãng kiểm toán quốc tế PwC dự báo thâm hụt ngân sách của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) trong tài khóa 2020-2021 (bắt đầu từ ngày 1/4/2020) sẽ ở mức kỷ lục 331 tỷ HKD (42,7 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan sẽ thu phí du lịch đối với du khách nước ngoài
14:37' - 15/01/2021
Ủy ban Chính sách Du lịch Quốc gia của Thái Lan đã phê duyệt những hướng dẫn về việc thu phí du lịch đối với du khách quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Fed dự đoán người dân Mỹ chi tiêu mạnh sau đại dịch
12:09' - 15/01/2021
Ngày 14/1, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết người dân Mỹ sẽ tăng chi tiêu nhiều hơn sau đại dịch COVID-19, song khẳng định điều này không làm lạm phát tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Lạc quan thận trọng với triển vọng thương mại toàn cầu năm 2021
12:06' - 15/01/2021
Sự xuất hiện của dịch COVID-19 cùng với những căng thẳng thương mại mở đường cho hoạt động kinh tế tồi tệ khiến thương mại toàn cầu năm 2020 sụt giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Tổng thống đắc cử J.Biden cam kết gói hỗ trợ kinh tế 1.900 tỷ USD
12:05' - 15/01/2021
Ngày 14/1, Tổng thống đắc cử ở Mỹ Joe Biden đã công bố đề xuất gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nước này ứng phó với đại dịch.
-
Kinh tế Thế giới
EgyptAir nối lại đường bay tới Qatar
10:12' - 15/01/2021
Hãng hàng không quốc gia Ai Cập EgyptAir ngày 14/1 thông báo sẽ khởi động lại đường bay tới thủ đô Doha của Qatar kể từ ngày 18/1 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Anh đóng cửa biên giới với nhiều quốc gia
10:09' - 15/01/2021
Từ 4 giờ sáng 15/1 (theo giờ địa phương), Anh đã đóng cửa biên giới với hơn 10 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Nam Mỹ cùng với Bồ Đào Nha.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới năm 2021: Khi “bóng ma” COVID-19 dần qua đi
08:38' - 15/01/2021
Năm 2021 có thể bắt đầu không thuận lợi, nhưng các chuyên gia, tổ chức đều cho rằng kinh tế thế giới năm 2021 sẽ tốt dần lên cùng với thời gian.