Thị trường dầu mỏ ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc
Dù xu hướng đi xuống thống trị thị trường năng lượng từ đầu tuần này, song đà phục hồi ấn tượng vào cuối tuần đã giúp dầu thế giới ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc, sau khi cuộc họp của của Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh khép lại.
Thị trường dầu mỏ khởi động tuần giao dịch đầu tiên của tháng 3/2021 không mấy suôn sẻ khi chứng kiến hai phiên giảm điểm liên tiếp (1-2/3), do lo ngại tiêu thụ dầu thô tại Trung Quốc đang chậm lại và OPEC có thể tăng nguồn cung "vàng đen" trên toàn cầu sau cuộc họp diễn ra trong tuần.
Tuy nhiên, lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ sụt giảm mạnh trong tuần trước và quyết sách mới nhất của OPEC đã giúp thị trường xoay chiều.
Cụ thể, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong tuần kết thúc ngày 26/2, lượng xăng dự trữ của Mỹ đã chứng kiến mức giảm mạnh nhất từng được ghi nhận và sản lượng lọc dầu cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục sau khi đợt lạnh khắc nghiệt ở bang Texas đã làm tê liệt hoạt động sản xuất.
Cũng theo EIA, lượng dầu thô dự trữ của Mỹ tăng 21,6 triệu thùng, mức tăng mạnh nhất từng được ghi nhận, lên 484,6 triệu thùng.
Công suất lọc dầu được sử dụng đã giảm xuống chỉ còn 56% tổng năng lực sản xuất, mức thấp nhất từng ghi nhận, khi công suất lọc dầu được sử dụng ở khu vực tại Vùng Vịnh của Mỹ giảm chỉ còn 40,9%, mức thấp nhất từ trước đến nay.
Yếu tố chính tạo lực đẩy cho giá dầu trong phiên 4/3 là việc OPEC cũng các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+ đã đồng ý giữ nguyên sản lượng vào tháng 4/2021, viện dẫn lý do rằng nhu cầu phục hồi từ cú sốc đại dịch COVID-19 vẫn còn mong manh.
Điều này trái ngược với dự đoán của nhiều nhà phân tích rằng OPEC+ sẽ tăng sản lượng khoảng 500.000 thùng/ngày.
Nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia cũng cho biết họ sẽ gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng/ngày. Sau đó, nước này trong những tháng tới sẽ quyết định khi nào sẽ loại bỏ dần kế hoạch trên.
Dư âm của kết quả cuộc họp trên kéo dài sang phiên giao dịch cuối tuần 5/3, kết hợp với báo cáo việc làm tốt ngoài mong đợi của Mỹ, đã giúp thị trường dầu mỏ khép lại tuần giao dịch tích cực.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, tại thị trường New york, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) tăng khoảng 2,26 USD (3,5%), lên 66,09 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn cũng tiến 2,62 USD (3,9%), lên 69,36 USD/thùng.
Trong tuần qua, giá dầu Brent đã tăng 5,2%, đánh dấu 7 tuần đi lên liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 12/2020. Trong khi đó, giá dầu WTI tăng 7,4% sau khi tăng gần 4% trong tuần trước.
Theo báo cáo ngày 5/3 của Bộ Lao động Mỹ, nền kinh tế nước này tạo thêm 379.000 việc làm trong tháng 2/2021 và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống 6,2%, một kết quả tốt hơn dự kiến.
Tốc độ tuyển dụng mạnh nhất là trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn vốn chịu tác động lớn do những hạn chế kinh doanh do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, với 355.000 việc làm mới được tạo ra, dù Chính phủ Mỹ cảnh báo đại dịch tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường việc làm.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho rằng, đồng USD tăng, đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/20202, đang hạn chế đà tăng của giá dầu thô. Đồng USD mạnh hơn khiến giá dầu trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng ngoại tệ khác.
Sau kết quả cuộc họp mới nhất của OPEC+, Goldman Sachs đã tăng dự báo giá dầu thô Brent thêm 5 USD lên 75 USD/thùng trong quý II/2021 và 80 USD/thùng trong quý III/2021.
UBS cũng đã nâng dự báo giá dầu Brent lên 75 USD/thùng và dầu WTI lên 72 USD trong nửa cuối năm 2021.
Báo cáo từ Goldman Sachs cho biết, từ nay đến cuối tháng 7/2021, mức tiêu thụ dầu của thế giới sẽ quay trở lại ngưỡng trước khi đại dịch xuất hiện.
Trong khi đó, sản lượng khai thác của các nước sản xuất dầu lớn có khả năng sẽ tiếp tục "kém linh hoạt hơn nhiều" so với tốc độ tăng của giá dầu./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á phiên chiều 5/3 tăng lên mức cao nhất trong gần 14 tháng
17:48' - 05/03/2021
Giá dầu châu Á tăng hơn 1 USD/thùng trong chiều 5/3 lên mức cao nhất trong gần 14 tháng, sau khi OPEC và các đối tác (còn gọi là OPEC+) đồng ý không tăng nguồn cung trong tháng 4/2021.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới phiên 4/3 đạt mức cao nhất trong hơn 1 năm
07:56' - 05/03/2021
Yếu tố chính hỗ trợ giá dầu là việc OPEC+ đồng ý giữ nguyên sản lượng vào tháng 4/2021, viện dẫn lý do nhu cầu phục hồi từ cú sốc COVID-19 vẫn còn mong manh.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng chiều 14/4
17:52'
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 14/4 sau khi số liệu cho thấy dự trữ dầu của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nâng triển vọng về nhu cầu dầu mỏ.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021
12:10'
Tháng khuyến mại được tổ chức đồng thời trên phạm vi toàn quốc, kết hợp các hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử.
-
Hàng hoá
“Vỗ giòn” cá chép Định Bình: Giá đắt gấp 3 lần cá chép thường
10:49'
Từ cá chép tự nhiên, với quy trình “vỗ giòn” tương tự như nuôi bò “vỗ béo”, cá chép được nâng cấp thành cá chép giòn rồi bán ra thị trường với giá cao gấp 3 lần.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu cà phê của Brazil tiếp tục tăng mạnh
08:23'
Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe) cho biết trong quý I/2021, nước này đã xuất khẩu 11 triệu bao cà phê (loại 60 kg/bao), tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới đi lên trong phiên 13/4
07:43'
Chốt phiên 14/4, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng Năm tăng 48 xu Mỹ, ở mức 60,18 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng Sáu tăng 39 xu Mỹ, lên 63,67 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á phiên 13/4 đi lên nhờ số liệu nhập khẩu của Trung Quốc
17:30' - 13/04/2021
Giá dầu Brent kỳ hạn tăng 25 xu Mỹ, hay 0,4%, lên 63,53 USD/thùng trong phiên 13/4 tại châu Á, trong khi giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ tăng 14 xu Mỹ, hay 0,2%, lên 59,84 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng trong phiên 12/4
07:44' - 13/04/2021
Giá dầu tăng trong phiên 12/4 do sự lạc quan về tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 ở Mỹ và sau khi phong trào Houthi tại Yemen thông báo đã bắn tên lửa vào các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia.
-
Hàng hoá
Thời tiết sương giá đe dọa sản lượng rượu vang Pháp
07:30' - 13/04/2021
Các nhà sản xuất rượu vang của Pháp đã thắp lên hàng ngàn ngọn lửa nhỏ để đẩy lùi sương giá, khi hiện tượng này được dự đoán sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng rượu vang năm nay.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á phiên 12/4 diễn biến trái chiều
17:16' - 12/04/2021
Trong phiên chiều 12/4, giá dầu Brent tăng 28 xu Mỹ, hay 0,4%, lên 62,67 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giảm 23 xu Mỹ, hay 0,4%, xuống 59,09 USD/thùng.