Thủ tướng: Sẽ có "liều thuốc đặc trị" cho các dự án đầu tư công chậm tiến độ
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng tại Kỳ họp Quốc hội thứ 10 chất vấn Thủ tướng: Cử tri vẫn còn lo lắng về nhiều dự án đầu tư công, trong đó có những dự án rất lớn, tiến độ triển khai rất chậm, chất lượng thấp gây lãng phí nguồn lực quốc gia, chưa tạo ra các giá trị thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Cử tri cho rằng có nhiều yếu tố lỗi trong hệ thống của cơ chế giải ngân vốn đầu tư công.
Thủ tướng Chính phủ cho biết sẽ có những giải pháp nào hữu hiệu, thực chất hơn, là liều thuốc "đặc trị" để giải quyết căn bệnh này, đừng để trở thành bệnh "mãn tính".
Về nội dung chất vấn trên, Thủ tướng Chính phủ trả lời như sau:
Chính phủ đã xác định rất rõ, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, việc làm; việc các dự án bị chậm tiến độ cũng sẽ kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân, của nước ngoài, ảnh hưởng huy động vốn xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, giảm niềm tin của các nhà đầu tư và nhà tài trợ.
Vì vậy, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hành động quyết liệt, thể hiện trong các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là việc Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1053/QĐ-TTg ngày 17/7/2020 thành lập 7 Đoàn công tác do Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 tại một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức các Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đôn đốc thúc đẩy đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 để nhận diện, đánh giá những vướng mắc, nút thắt, chỉ ra một số nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, trong đó tập trung vào các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan liên quan về thể chế, chính sách, quy trình, thủ tục về đầu tư công, quản lý tài chính, công tác tổ chức thực hiện ở các cấp,…
Trên cơ sở đó, đã đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Nhờ đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã được cải thiện đáng kể trong những tháng gần đây: 8 tháng đạt 49,95% kế hoạch, 9 tháng đạt 52,74% kế hoạch và ước 10 tháng đạt 60,14% kế hoạch.
Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu đề ra, đặc biệt là vốn ODA. Về khách quan, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tiến độ thực hiện nhiều dự án ODA không tránh khỏi bị chậm trễ, cả từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát.
Một nguyên nhân khách quan nữa là do sự khác biệt về quy trình, thủ tục của Việt Nam và nhà tài trợ, đặc biệt trong công tác đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư; việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các chủ trương chính sách mới, buộc các dự án phải có sự điều chỉnh.
Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là do công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế dự án không đảm bảo yêu cầu; các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa ưu tiên bố trí đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các dự án ODA; việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chưa sát sao, dẫn đến các khiếm khuyết đã phát hiện không được sửa chữa kịp thời, những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đã tồn tại từ lâu nhưng chưa được khắc phục...
Tập trung quyết liệt triển khai các giải pháp
Để xử lý tồn tại, hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung quyết liệt triển khai các giải pháp:
- Nâng cao công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề xuất bố trí vốn sát với khả năng thực hiện, khả năng giải ngân.
- Tăng cường trách nhiệm của Lãnh đạo và người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong việc thực thi các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải coi việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, kết quả giải ngân là căn cứ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ.
- Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phối hợp rà soát, kịp thời phát hiện vướng mắc, đặc biệt là những vướng mắc về cơ chế, chính sách để kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền hoặc xử lý theo thẩm quyền được giao.
- Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung rà soát kỹ danh mục dự án đầu tư do mình quản lý, nắm bắt tình hình triển khai từng dự án để có biện pháp cụ thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoặc điều chuyển vốn sang các dự án khác có khả năng giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng.
- Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện dự án ở cấp cơ quan chủ quản, chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án, đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý dự án có năng lực, trình độ chuyên môn cao. Thực hiện nghiêm việc đánh giá cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; xử lý nghiêm minh các trường hợp cố tình làm chậm, gây khó khăn, nhũng nhiễu, vi phạm quy định, lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí về đầu tư công.
Những giải pháp nêu trên, cùng với việc thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 và các quy định pháp luật có liên quan, giải ngân vốn đầu tư công sẽ được cải thiện hơn trong thời gian tiếp theo./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kích thích kinh tế bằng thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
09:19' - 03/12/2020
Việt Nam đang tập trung nhiều giải pháp để thúc đẩy các hoạt động đầu tư công trong đó có việc tăng cường giải ngân vốn đầu tư công nhằm kích thích kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng đầu tư công - nguồn lực thúc đẩy kinh tế Australia phục hồi
09:27' - 01/12/2020
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã đẩy nền kinh tế Australia rơi vào giai đoạn giảm phát, sau hơn 29 năm liên tục tăng trưởng.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề xuất chuyển thêm hai dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sang đầu tư công
15:46' - 27/11/2020
Bộ Giao thông Vận tải vừa có đề xuất chuyển đổi 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư là Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu từ PPP sang đầu tư công.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào khai thác công trình điện mặt trời áp mái tại sân bay Tân Sơn Nhất
20:46'
Đây là công trình điện năng lượng tái tạo đầu tiên triển khai lắp đặt trong hệ thống sân bay Việt Nam và lớn nhất tại khu vực nội đô Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất và xuất khẩu cà phê vẫn gặp khó
20:26'
Hiện nay, giá cà phê tươi giao động từ 6,7-6,9 triệu đồng/tấn, giá cà phê nhân ở mức 32-32,5 triệu đồng/tấn khiến người trồng cà phê tiếp tục gặp khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 10 toàn cầu trong chuyển đổi giao thức internet IPv6
19:53'
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác IPv6 và công bố Chương trình IPv6 For Gov giai đoạn 2021- 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 21% diện tích gieo cấy vụ Đông Xuân 2020 - 2021 có nước
18:40'
Theo Tổng cục Thủy lợi, trong thời gian đợt 1, dòng chảy đã bảo đảm yêu cầu đẩy mặn và tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình vận hành lấy nước, đặc biệt là ở khu vực ảnh hưởng triều.
-
Kinh tế Việt Nam
Đến năm 2025 Tp. Hồ Chí Minh sẽ ngầm hóa 500 km lưới điện trung thế
18:14'
Ngày 15/1, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp viễn thông trên địa bàn thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm thành lập Hội đồng khoa học quốc gia đánh giá vaccine dịch tả lợn châu Phi
17:33'
Thứ trưởng Bộ NN PTNT cho biết, đến nay việc nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi đã làm những điểm tương đương cơ bản và có những kết quả thành công bước đầu tương đối khả quan và chắc chắn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực
17:16'
Năm 2021 Cục Xúc tiến thương hiệu sẽ tập trung lựa chọn và xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định RCEP: Cơ hội phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt ra thế giới
15:16'
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là cơ hội tốt để Việt Nam đầu tư phát triển và đẩy mạnh chuỗi giá nông sản ra khu vực và thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề ra 3 kịch bản tăng trưởng năm 2021
14:13'
Sáng 15/1, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội giao ban trực tuyến với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ.