Tổng thống Mỹ Joe Biden ký 2 sắc lệnh cứu trợ kinh tế
Tổng thống Biden nhấn mạnh: "Chúng ta cần giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu ăn đang gia tăng ở Mỹ", theo đó, ông lưu ý rằng 1/7 số hộ gia đình ở Mỹ cho biết họ không có đủ thực phẩm. Theo sắc lệnh hành pháp, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ xem xét tiến hành ngay lập tức các biện để tạo thuận lợi hơn cho các gia đình khó khăn nhất được hỗ trợ dinh dưỡng và thực phẩm nhiều hơn.
Tổng thống Biden cho rằng chính phủ cần hành động "quyết đoán và táo bạo" để trợ giúp những người dân Mỹ đang bị mất việc làm và phải chật vật với cuộc sống trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay. Ông Biden cũng nhấn mạnh Quốc hội cần có thêm chương trình trợ giúp sâu rộng hơn, theo đó ông nêu rõ gói trợ giúp trị giá 1.900 tỷ USD mà ông đề xuất tuần trước đã nhận được sự ủng hộ từ các nhà kinh tế của cả hai đảng và các nhà phân tích Phố Wall.
Dù đã có 2 gói cứu trợ lớn của chính phủ, nền kinh tế Mỹ vẫn đang gồng mình với các thiệt hại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Bộ Lao động Mỹ ghi nhận hơn 1,3 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua. Tính đến tuần đầu tháng 1/2021 đã có gần 16 triệu người mất việc do dịch bệnh, khiến nhiều hộ gia đình đang chật vật thanh toán các hóa đơn.
Bộ Thương mại cho biết 13,7% người cao tuổi sống trong cảnh thường xuyên hoặc đôi khi bị đói. Hàng triệu trẻ em phải dựa vào các bữa ăn do nhà trường cung cấp, nhưng hiện các trường cũng phải đóng cửa hoặc thay đổi cách thức giảng dạy trong thời dịch.
Năm ngoái, Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ thực phẩm cho các hộ gia đình ở mức tương đương hỗ trợ của nhà trường. Sắc lệnh của Tổng thống Biden sẽ tăng mức hỗ trợ thêm 15%, theo đó Nhà Trắng cho biết các gia đình có 3 con trở lên sẽ được hỗ trợ thêm 50 USD/tháng. Sắc lệnh cũng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp đưa ra hướng dẫn cho phép các bang mở rộng hỗ trợ thực phẩm cho thêm 12 triệu người và đánh giá lại cơ sở xác định các mức hỗ trợ.
Tháng trước, Quốc hội Mỹ đã chấp thuận hỗ trợ cho mỗi người dân 600 USD. Sắc lệnh của Tổng thống Biden yêu cầu Bộ Tài chính nhanh chóng giải ngân số tiền này.
Trong sắc lệnh thứ hai, ông Biden khôi phục quyền đàm phán tập thể và bảo vệ các viên chức liên bang, theo đó ông hủy 3 sắc lệnh liên quan do Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump ban hành. Ông cũng chỉ thị các cơ quan chức năng trình đề xuất tăng mức lương tối thiểu cho viên chức liên bang lên 15 USD/giờ. Lương tối thiểu của viên chức liên bang giữ ở mức 7,25 USD/giờ từ năm 2009. Đề xuất tăng lương tối thiểu cần được quốc hội phê chuẩn./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm quyền Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và chứng khoán
08:03' - 22/01/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 21/1, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bổ nhiệm bà Allison Herren Lee làm quyền Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Joe Biden: Du khách tới Mỹ sẽ phải cách ly ngay khi tới sân bay
07:08' - 22/01/2021
Tổng thống Biden nêu rõ: "Bên cạnh việc đeo khẩu trang, những người bay từ nước khác tới Mỹ đều phải xét nghiệm trước khi khởi hành và cách ly ngay khi tới Mỹ".
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Canada sau khi Tổng thống Joe Biden thu hồi giấy phép dự án Keystone XL
16:09' - 21/01/2021
Chỉ vài giờ sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định thu hồi giấy phép của dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL, chấm dứt một dự án gây tranh cãi trong 12 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ J.Biden chỉ định lãnh đạo tạm thời của các cơ quan ngoại giao
12:44' - 21/01/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bổ nhiệm các lãnh đạo tạm quyền cho Bộ Ngoại giao, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), vị trí Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Australia thông qua luật yêu cầu công ty công nghệ trả phí cho nội dung tin tức
11:27'
Ngày 25/2, Quốc hội Australia đã thông qua Bộ quy tắc thương lượng truyền thông do chính phủ liên bang đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sỹ nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 từ 1/3
09:38'
Ngày 24/2, Chính phủ Thụy Sỹ xác nhận các kế hoạch dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 hiện nay, theo đó những hoạt động có nguy cơ lây nhiễm thấp sẽ được nối lại trước tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao các quốc gia mới nổi đối phó cú sốc kinh tế do COVID-19 tốt hơn?
06:30'
Các quốc gia mới nổi đã được trang bị tốt để vượt qua cú sốc về kinh tế do COVID-19 gây ra và sau khi tác động của những gói kích thích giảm dần, các nước phát triển sẽ rút ra bài học từ thực tế này.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc gia châu Âu đầu tiên sử dụng vaccine COVID-19 của Trung Quốc
19:18' - 24/02/2021
Ngày 24/2, Hungary đã trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu sử dụng vaccine ngừa COVID-19 Sinopharm do Trung Quốc sản xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Đức phê chuẩn 3 bộ xét nghiệm tại nhà
18:49' - 24/02/2021
Ngày 24/2, Viện Dược phẩm và trang thiết bị y tế liên bang Đức, cơ quan quản lý hoạt động mua bán và sử dụng dược phẩm của Đức, đã phê chuẩn 3 bộ xét nghiệm virus COVID-19 sử dụng tại nhà.
-
Kinh tế Thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) công bố “Dự toán ngân sách”
15:10' - 24/02/2021
Sáng 24/2, Cục trưởng Cục Tài chính Hong Kong (Trung Quốc) Trần Mậu Ba đã công bố “Dự toán ngân sách” mới nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có tân Bộ trưởng Nông nghiệp
14:48' - 24/02/2021
Tổng thống Joe Biden chọn ông Tom Vilsack, cựu Thống đốc bang Iowa dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, giữ cương vị Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ (USDA).
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN xem xét tính khả thi xây dựng chỉ số năng suất lao động khu vực
13:13' - 24/02/2021
Ban Thư ký ASEAN đang xem xét tính khả thi của việc xây dựng chỉ số năng suất lao động ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Canada và Australia bắt tay "trị" các doanh nghiệp công nghệ
09:44' - 24/02/2021
Trong cuộc điện đàm ngày 23/2, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã nhất trí sẽ cùng hợp tác để yêu cầu các "gã khổng lồ" Internet trả tiền cho các hãng tin.