UNCTAD công bố Báo cáo Công nghệ và Đổi mới năm 2021
Qua đó cảnh báo những tác động nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển nếu các cộng đồng và quốc gia nghèo bị lấn át hoặc đơn giản là bị bỏ lại phía sau trước các làn sóng công nghệ mới.
Các nỗ lực phục hồi hậu dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mang đến cơ hội cho các chính phủ và cộng đồng quốc tế sử dụng các công nghệ mới và mới nổi tận dụng số hóa và kết nối bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật, dữ liệu lớn (big data), chuỗi khối (blockchain), 5G, in 3D, người máy (robot), máy bay không người lái, chỉnh sửa gen, công nghệ nano và quang điện mặt trời, để giảm bớt sự bất bình đẳng do đại dịch gây ra.
Các công nghệ đang phát triển nhanh chóng này đại diện cho một thị trường trị giá 350 tỷ USD mà có thể tăng lên hơn 3.200 tỷ USD vào năm 2025, theo báo cáo có tên “Nắm bắt làn sóng công nghệ: Đổi mới vốn”.
Quyền Tổng thư ký UNCTAD Isabelle Durant cho rằng điều quan trọng là các nước đang phát triển không bỏ lỡ các làn sóng công nghệ tiên phong, nếu không bất bình đẳng sẽ ngày càng làm sâu sắc thêm. Do vậy các xã hội và các lĩnh vực sản xuất cần được chuẩn bị tốt và xây dựng các kỹ năng cần thiết.
Theo báo cáo, mỗi làn sóng thay đổi công nghệ đã mang lại sự bất bình đẳng trong những hình dạng mới. Khoảng cách lớn tồn tại giữa các quốc gia ngày nay bắt đầu với sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên cách đây hơn 250 năm trước. Kể từ đó, mỗi bước phát triển vượt bậc đều mang lại sự bất bình đẳng rõ nét hơn giữa các quốc gia.
Kết quả của một thế hệ đã ảnh hưởng đến cơ hội cho thế hệ tiếp theo, dẫn đến sự lan truyền bất bình đẳng giữa các thế hệ. Từ năm 1820 đến năm 2002, tỷ lệ đóng góp của bất bình đẳng giữa các quốc gia vào bất bình đẳng toàn cầu đã tăng từ 28% lên 85%.
Các quốc gia được chuẩn bị tốt nhất để sử dụng, áp dụng và thích ứng các công nghệ này chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu, trong khi những quốc gia được chuẩn bị ít nhất là ở châu Phi cận Sahara và các khu vực đang phát triển khác.
Ngày nay, những lo ngại chính liên quan đến rủi ro của việc tự động hóa chiếm dụng việc làm trên quy mô lớn. UNCTAD kêu gọi các quốc gia đang phát triển tăng cường các hệ thống bảo trợ xã hội để cung cấp mạng lưới an toàn cho những người lao động có thể mất kế sinh nhai.
UNCTAD cảnh báo về những hệ lụy nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển nếu các cộng đồng và quốc gia nghèo bị choáng ngợp hoặc đơn giản là bị bỏ lại phía sau bởi làn sóng công nghệ mới này.
Báo cáo nêu rõ: Tiến bộ công nghệ là cần thiết cho phát triển bền vững nhưng cũng có thể kéo dài sự bất bình đẳng hoặc tạo ra những bất bình đẳng mới. Do đó, nhiệm vụ của các chính phủ là tối đa hóa những lợi ích tiềm năng, đồng thời giảm thiểu những hậu quả có hại.
Thành công trong thế kỷ 21 sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận cân bằng - xây dựng một nền tảng công nghiệp vững chắc và thúc đẩy các công nghệ tiên phong có thể giúp đưa ra Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững và tầm nhìn toàn cầu về xã hội lấy con người làm trung tâm, toàn diện và bền vững.
UNCTAD cho rằng các nước đang phát triển cần phải hướng tới việc truy cập Internet toàn cầu và đảm bảo tất cả công dân của họ có cơ hội học hỏi các kỹ năng cần thiết cho các công nghệ tiên tiến.
Tổ chức này cũng kêu gọi các nước đang phát triển áp dụng các công nghệ tiên tiến trong khi tiếp tục đa dạng hóa cơ sở sản xuất bằng cách làm chủ các công nghệ hiện có./.
Tin liên quan
-
Ý kiến
UNCTAD: Thụy Sỹ dẫn đầu chỉ số thương mại điện tử B2C năm 2020
09:48' - 19/02/2021
Thụy Sỹ đứng đầu Chỉ số Thương mại Điện tử Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (B2C) năm 2020 trong bảng xếp hạng 152 quốc gia về mức độ sẵn sàng tham gia vào thương mại trực tuyến.
-
Kinh tế Thế giới
UNCTAD công bố báo cáo tình hình FDI toàn cầu
07:44' - 25/01/2021
Trong báo cáo Theo dõi Xu hướng Đầu tư mới nhất, UNCTAD cho hay FDI toàn cầu đã giảm mạnh từ 1.500 tỷ USD trong năm 2019 xuống khoảng 859 tỷ USD năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đức sẽ sớm ký phê chuẩn quỹ hỗ trợ phục hồi kinh tế 885 tỷ USD của EU
21:35'
Tòa án Hiến pháp Đức ngày 21/4 đã "bật đèn xanh" để Tổng thống liên bang Frank-Walter Steinmeier ký phê chuẩn quỹ hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 trị giá 750 tỷ euro (885 tỷ USD) của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp Liên bang 2021: Tổng thống Putin nhấn mạnh mục tiêu tăng thu nhập cho người dân
17:53'
Trong Thông điệp Liên bang đọc ngày 21/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu của chính phủ là tăng thu nhập của người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Canada để ngỏ khả năng áp đặt thêm các biện pháp hạn chế đi lại
13:46'
Chính phủ Canada và chính quyền các tỉnh đang xem xét khả năng áp đặt thêm các biện pháp hạn chế đi lại trong và ngoài Canada, khi làn sóng thứ ba của đại dịch COVID-19 đang diễn biến nghiêm trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Khách du lịch hết hạn visa vẫn có thể đăng ký tiêm vaccine tại Campuchia
12:40'
Tất cả những người nước ngoài đang lưu lại Campuchia vì không có chuyến bay về nước, dù visa đã hết hạn, vẫn có thể đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan thông qua việc cấp hộ chiếu vaccine
11:25'
Ngày 21/4, Chính phủ Thái Lan thông báo sẽ thông qua hộ chiếu vaccine, hay còn gọi là giấy chứng nhận tiêm chủng.
-
Kinh tế Thế giới
Lào đóng cửa, phong tỏa một số địa điểm có nguy cơ lây nhiễm ở thủ đô Viêng Chăn
11:20'
Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 của thủ đô Viêng Chăn tối 20/4 đã ra chỉ thị yêu cầu đóng cửa và phong tỏa tạm thời một số địa điểm có nguy cơ lây lan dịch tại thủ đô Viêng Chăn từ ngày 20/4-4/5.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Trung Quốc xác nhận tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu
10:14'
Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu, dự kiến diễn ra vào ngày 22-23/4 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản có thể tái ban bố tình trạng khẩn cấp ở 3 tỉnh, thành
08:46'
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 3 vì dịch COVID-19 ở thủ đô Tokyo và hai tỉnh phía Tây gồm Osaka và Hyogo.
-
Kinh tế Thế giới
Argentina trở thành nước Mỹ Latinh đầu tiên sản xuất vaccine Sputnik V của Nga
08:05'
Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) thông báo đã ký thỏa thuận với tập đoàn dược Richmond của Argentina về việc chuyển giao công nghệ để sản xuất đại trà vaccine Sputnik V.