Viễn cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm do dịch COVID-19
Đây là nhận định chung của hơn 500 nhà kinh tế đưa ra trong các khảo sát do hãng Reuters tiến hành.
Tình hình dịch COVID-19 chưa lắng dịu khi đã có hơn 17 triệu người mắc bệnh trên toàn cầu, trong số này hơn 600.000 người đã tử vong. Điều này buộc nhiều nước thực hiện các biện pháp siết chặt, khiến người dân hạn chế ra ngoài và hoạt động kinh doanh đình trệ, dẫn tới nguy cơ kinh tế tiếp tục suy thoái.
Theo các nhà phân tích, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới- đang có nguy cơ chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất trong bối cảnh các ca nhiễm mới liên tục tăng. Trước tình hình này, đồng USD đã rơi xuống mức thấp nhất trong hai năm qua.
Trong bối cảnh gia tăng các trường hợp mắc bệnh tại nhiều nước như Australia, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Brazil, các chuyên gia kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020.
Theo đó, tăng trưởng GDP toàn cầu được dự báo giảm 4%, khoảng 3,4 nghìn tỷ USD, tương đương với quy mô nền kinh tế Canada và Australia cộng lại. Đây là lần thứ 6 liên tiếp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị điều chỉnh hạ từ mức 3,1% được đưa ra hồi tháng 1.
Trong trường hợp dịch COVID-19 được kiểm soát và việc điều chế vaccine ngừa bệnh hiệu quả, các chuyên gia kinh tế dự báo kinh tế toàn cầu trong năm tới sẽ tăng trưởng 5,3%, giảm nhẹ so với mức dự đoán 5,4% được đưa ra tháng trước. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, kinh tế toàn cầu tăng trưởng -6,5% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức âm -4,9% mà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán, và sẽ chỉ tăng trưởng 2% trong năm 2021.
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Barclays, ông Christian Keller, nhận định kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng chỉ trong 6 tháng, qua đó cho thấy dịch COVID-19 đã khiến kinh tế toàn cầu biến đổi.
Theo ông Keller, đã có sự thay đổi về quan điểm trong chính sách tiền tề và tài chính, bên cạnh những thay đổi về thương mại toàn cầu, chuỗi cung ứng, hoạt động đi lại trên thế giới và địa chính trị.
Đa số các nhà kinh tế đều hạ dự báo triển vọng kinh tế của Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản và Australia và dự đoán tăng trưởng trong năm 2021 của những nước này là khiêm tốn.
Đối với Eurozone, triển vọng kinh tế trong năm tới có phần sáng sủa hơn sau khi giới chức Liên minh châu Âu (EU) nhất trí tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 750 tỷ euro. Trong khi đó, nền kinh tế các nước Mỹ Latinh chưa có dấu hiệu khả quan khi tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát với các ca lây nhiễm mới không ngừng tăng.
Trung Quốc, nơi được xem là nguồn lây nhiễm COVID-19, có triển vọng sáng hơn. Các chuyên gia dự đoán kinh tế Trung Quốc có thể hồi phục nhanh hơn các nước khác, dù kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động xuất khẩu ra thế giới.
Khi được hỏi về sự thay đổi về hoạt động kinh tế trong tháng 6, đa số các chuyên gia cho rằng không có sự biển chuyển nào, thậm chí còn tệ hơn. Nhiều chuyên gia còn cho rằng các nền kinh tế trên thế giới phải mất từ 2 năm hoặc nhiều hơn để lấy lại đà tăng trưởng như thời trước khi bùng phát dịch COVID-19.
Nhà kinh tế trưởng Janet Henry của HSBS nêu rõ những dự báo trên cho thấy mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu đến cuối năm 2021 không chỉ thấp hơn so với mức trước khi xảy ra dịch bệnh mà còn thấp hơn mức hồi cuối năm 2019.
Các khảo sát của Reuters được thực hiện từ ngày 3-29/7./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hoãn tổ chức Festival Huế 2020 do dịch COVID-19
13:26' - 31/07/2020
Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, sáng 31/7, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ đã quyết định hoãn tổ chức chương trình Festival Huế 2020 (dự kiến diễn ra từ 26-31/8) sang năm 2021.
-
Ý kiến
WHO thành lập nhóm chuyên gia tư vấn khoa học hành vi để giúp chống COVID-19
13:25' - 31/07/2020
Ngày 30/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đã thành lập Nhóm Tư vấn kỹ thuật về Kiến thức hành vi và Khoa học y tế nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Kịp thời giám định và thanh toán phí xét nghiệm COVID-19 cho người có thẻ bảo hiểm y tế
13:01' - 31/07/2020
Bộ Y tế đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tạm thời thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19 đối với người có thẻ bảo hiểm y tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống Joe Biden cân nhắc điều chỉnh chính sách thương mại
18:37'
Giới chức cấp cao trong chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc một cách tiếp cận mới trong vấn đề thương mại quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước thu hút FDI lớn nhất thế giới
16:02'
Trung Quốc là nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất trong năm 2020, với tổng cộng 163 tỷ USD, so với số vốn FDI mà Mỹ thu hút trong cùng kỳ là 134 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Trang trại điện Mặt Trời nổi lớn nhất thế giới dự kiến vận hành tháng 6/2021
14:21'
Tập đoàn điện lực Thái Lan dự kiến đưa vào vận hành trang trại năng lượng Mặt Trời nổi được cho là lớn nhất thế giới với công suất 45 MW vào tháng 6/2021.
-
Kinh tế Thế giới
Vốn FDI đổ vào Nga giảm gần 20 lần
14:20'
Theo báo Độc lập (Nga), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2020 đổ vào nước này giảm gần 20 lần và là mức sụt giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1994.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 19.000 người đã tử vong do COVID-19 tại Canada
13:15'
Cuộc chiến với đại dịch COVID-19 tại Canada ngày 24/1 đã phải chứng kiến một cột mốc không mong muốn, khi số người tử vong do COVID-19 đã lên đến 19.094 trong tổng số 747.383 trường hợp nhiễm bệnh.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia dành 40 tỉ USD mỗi năm để khôi phục kinh tế
10:26'
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cho biết, quỹ đầu tư công (PIF) của nước này sẽ đầu tư ít nhất 150 tỉ riyal (tương đương 40 tỷ USD) mỗi năm vào nền kinh tế quốc nội trong 5 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Nghị sĩ đảng Cộng hòa nỗ lực ngăn việc luận tội cựu Tổng thống Donald Trump
09:37'
Ngày 24/1, các nghị sĩ đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ nỗ lực ngăn phe Dân chủ luận tội cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong bối cảnh Thượng viện dự kiến mở phiên luận tội vào tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Israel đóng cửa sân bay quốc tế Ben Gurion
07:46'
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 24/1, Chính phủ Israel đã thông qua quyết định đóng cửa sân bay quốc tế Ben Gurion từ tối 25/1, cho tới hết tháng 1/2021.
-
Kinh tế Thế giới
UNCTAD công bố báo cáo tình hình FDI toàn cầu
07:44'
Trong báo cáo Theo dõi Xu hướng Đầu tư mới nhất, UNCTAD cho hay FDI toàn cầu đã giảm mạnh từ 1.500 tỷ USD trong năm 2019 xuống khoảng 859 tỷ USD năm 2020.