Việt Nam nhấn mạnh về sự cần thiết thành lập lực lượng đặc nhiệm chống tin giả

Ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông) phát biểu tại một sự kiện ở Việt Nam. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 20/1, Ban Thư ký ASEAN (ASEC) phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Tin giả: Xử lý thông tin sai lệch tại ASEAN” với các diễn giả đến từ Việt Nam, Philippines và công ty ByteDance - chủ sở hữu ứng dụng đình đám TikTok.
Phát biểu khai mạc, Phó Tổng Thư ký ASEAN Kung Phoak nhấn mạnh rằng tin giả và thông tin sai lệch là những thách thức đang nổi lên mà các quốc gia thành viên ASEAN phải giải quyết trong bối cảnh tỷ lệ sử dụng Internet và các phương tiện kỹ thuật số đang gia tăng theo cấp số nhân trong khu vực. Báo cáo kỹ thuật số 2020 toàn cầu của We Are Social cho thấy tính đến tháng 1/2020, tỷ lệ sử dụng Internet chiếm 66% dân số ASEAN, tương đương 439 triệu người và tăng 8,2% so với năm trước, trong khi đó tỷ lệ sử dụng mạng xã hội của khu vực ở mức 63%, tăng 7,7%.
Phó Tổng Thư ký ASEAN cho biết ASEAN đã và đang thực hiện các bước cụ thể nhằm giải quyết thách thức liên quan đến vấn nạn tin giả và thông tin sai lệch liên quan trong khu vực. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 vào ngày 13/11/2017, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố ASEAN về văn hóa phòng ngừa vì một xã hội hòa bình, bao trùm, có khả năng chống chịu, lành mạnh và hài hòa, trong đó kêu gọi các hành động phối hợp nhằm thúc đẩy văn hóa ủng hộ các giá trị ôn hòa chống lại các hành vi lừa dối cố ý.
Phó Tổng Thư ký ASEAN Kung Phoak nhấn mạnh rằng lĩnh vực thông tin ASEAN đã và đang dẫn đầu một số sáng kiến quan trọng nhằm giải quyết tác hại của tin giả. Các bộ trưởng thông tin ASEAN (AMRI) đã triệu tập một cuộc thảo luận bàn tròn về tin giả và cung cấp thông tin đúng sự thật vào năm 2017; thông qua Khung và Tuyên bố chung nhằm giảm thiểu tác hại của tin giả vào năm 2018.
Gần đây nhất, vào năm 2020, AMRI đã thông qua Tuyên bố chung nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19, thể hiện quyết tâm của khu vực trong việc khuyến khích trao đổi thường xuyên các thông tin cập nhật và chính thức; thúc đẩy đạo đức truyền thông và trách nhiệm xã hội của các phương tiện truyền thông và tăng cường hợp tác truyền thông.
Về phần mình, ông Triệu Minh Long - Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đồng thời là Phó Chủ tịch Hội nghị quan chức cấp cao phụ trách thông tin ASEAN (SOMRI) - đã điểm lại các cơ chế hợp tác thường niên chính thức về thông tin của ASEAN gồm Hội nghị AMRI, SOMRI, Uỷ ban Văn hoá-Thông tin ASEAN (COCI) và Tiểu ban Thông tin ASEAN (SCI).
Liên quan đến vấn đề tin giả, ông Triệu Minh Long cho rằng trong thời gian tới ASEAN sẽ cần thành lập một Lực lượng Đặc nhiệm chống tin giả, đồng thời phát triển một hướng dẫn khu vực và một nền tảng chung nhằm tạo điều kiện chia sẻ thông tin kịp thời.
Theo ông, hiện các nước ASEAN đang triển khai một số biện pháp chống tin giả, trong đó ban hành các điều luật hoặc quy định điều chỉnh các nội dung liên quan đến việc cung cấp thông tin trên mạng và tin giả. Về công cụ quản lý, các nước khu vực đã thành lập cơ quan phụ trách, chịu trách nhiệm về thông tin trực tuyến hay các trung tâm chống tin giả; thiết lập đường dây nóng; xây dựng các website để tiếp nhận phản ánh của người dân và kịp thời xử lý tin giả; và ứng dụng công nghệ số để xác minh thông tin.
Cũng theo Phó Chủ tịch SOMRI Triệu Minh Long, các nước trong khu vực cũng đã triển khai các chương trình giáo dục kỹ năng thông tin và các chiến dịch nâng cao nhận thức cho người dân, đồng thời thúc đẩy hợp tác công-tư giữa chính phủ và các nhà cung cấp mạng xã hội nhằm gỡ bỏ tin giả và các thông tin sai sự thật, đặc biệt là các thông tin liên quan đến đại dịch COVID19.
Cuối cùng, ông khuyến nghị các nước ASEAN tăng cường cung cấp thông tin từ các kênh chính thống của chính phủ; tuyên truyền văn hoá đạo đức xã hội lành mạnh; tăng cường giáo duc các kỹ năng truyền thông và thông tin nhằm giúp người dùng phân biệt và đánh giá các thông tin sai lệch từ đó có “sức đề kháng” trước tin giả và những thông tin sai sự thật./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thanh niên TTXVN trao tặng Thư viện xanh và giúp học sinh nhận biết tin giả
16:47' - 16/01/2021
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam vừa triển khai chương trình "Nói không với Fake News" và trao tặng Thư viện xanh cho Trường Tiểu học và THCS số 2 Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Ra mắt cổng thông tin và đầu số tiếp nhận phản ánh tin giả 18008108
13:24' - 12/01/2021
Việc nhận diện tin giả, xác định nguyên nhân xuất hiện và tác hại của nó là cơ sở để nâng cao cảnh giác chủ động phòng, chống tin giả góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Facebook gỡ các tài khoản phát tán "tin giả" về vaccine COVID-19 tại Israel
20:23' - 20/12/2020
Ngày 20/12, Bộ Tư pháp Israel thông báo mạng xã hội Facebook đã gỡ những nội dung lan truyền thông tin sai sự thật về việc chủng ngừa vaccine phòng bệnh COVID-19 tại quốc gia này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Bắt 5 đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam
11:17'
Trước đó, tổ tuần tra Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư đã phát hiện và bắt giữ 5 đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Moderna thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa biến thể virus SARS-CoV-2 Nam Phi
10:50'
Theo Công ty Moderna của Mỹ, các liều vaccine phiên bản mới nhằm ngăn chặn biến thể của virus SARS-Cov-2 ở Nam Phi đã được chuyển đến Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ (NIH) để thử nghiệm lâm sàng.
-
Kinh tế & Xã hội
Từ tháng 3-8/2021, nguồn nước sông ở Bắc Bộ thiếu hụt 20-30%
09:59'
Từ tháng 3-8/2021, nguồn nước trên lưu vực sông khu vực Bắc Bộ thiếu hụt từ 20-30%, mức thiếu hụt cao hơn 30% xảy ra trên lưu vực sông Thao, hạ lưu sông Lô.
-
Kinh tế & Xã hội
Ai Cập cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V của Nga
07:58'
Ngày 24/2, Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) thông báo Ai Cập đã phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga, trở thành quốc gia thứ 34 ngoài Nga cấp phép sử dụng vaccine này.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19 sáng 25/2: Không ca mắc mới, 14 bệnh nhân khỏi bệnh
06:34'
Bản tin 6h ngày 25/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản: Cháy rừng nghiêm trọng gần thủ đô Tokyo
22:08' - 24/02/2021
Một đám cháy rừng bùng phát dữ dội và không có dấu hiệu giảm nhiệt trong 3 ngày qua ở một ngọn núi thuộc tỉnh Tochigi, Nhật Bản.
-
Kinh tế & Xã hội
Thanh Hóa: 39 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân tử vong đều âm tính với SARS-CoV-2
21:24' - 24/02/2021
Tối 24/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa cho biết: 39 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân L.Q.M. đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắc Ninh cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ mở cửa trở lại từ ngày 25/2
20:34' - 24/02/2021
Ngày 24/2, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn đã ký văn bản quyết định về việc thực hiện các biện pháp chống dịch COVID-19 trong điều kiện bình thường mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Các xét nghiệm COVID-19 liên quan đến thôn Lôi Động, Hải Phòng âm tính lần 1
20:16' - 24/02/2021
Chiều 24/2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã giao ban trực tuyến với các địa phương và đơn vị về công tác phòng, chống dịch COVID-19.